Học tập đạo đức HCM

Đắk Lắk xây dựng hai phương án tiêu thụ sầu riêng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

Thứ hai - 16/08/2021 06:44
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 7640/KH-UBND ngày 12/8/2021 về kế hoạch tiêu thụ bơ, sầu riêng trong tình hình dịch COVID-19 niên vụ 2021.

Theo đó, phương án 1, trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp song vẫn trong tầm kiểm soát như hiện nay, 80% sản lượng bơ (khoảng 32.000 tấn) và 20% sản lượng sầu riêng (khoảng 21.000 tấn) của tỉnh được tiêu thụ trong nước.

Sản lượng dành cho thị trường xuất khẩu khoảng 8.000 tấn bơ và khoảng 72.000 tấn sầu riêng. Tỉnh dự kiến bóc tách, cấp đông và bảo quản lạnh 10.000 tấn sầu riêng.

Phương án 2, trường hợp dịch COVID-19 diễn biến và ảnh hưởng hết sức phức tạp, 90% sản lượng bơ (khoảng 36.000 tấn) và 36% sản lượng sầu riêng (khoảng 37.000 tấn) được tiêu thụ trong nước. Sản lượng dành cho thị trường xuất khẩu khoảng 4.000 tấn bơ và khoảng 51.000 tấn sầu riêng. Tỉnh Đắk Lắk dự kiến bóc tách, cấp đông và bảo quản lạnh 15.000 tấn sầu riêng.

Kênh tiêu thụ trong nước sẽ phân phối qua các tập đoàn có chuỗi hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện tích; chợ truyền thống, tiểu thương, xe cóc, điểm tiêu thụ lưu động.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử (Pst mard, Vỏ sò, Alibaba, Amazon, Sendo, Shoppee), kinh doanh trên nền tảng online và kêu gọi sự hỗ trợ từ các tỉnh, thành trong cả nước.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện, xã tăng cường quản lý đối với hoạt động sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ bơ, sầu riêng; chủ động đề ra các phương án, giải pháp phù hợp nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài.

UBND cấp huyện tăng cường quảng bá thương hiệu các vùng trồng bơ và sầu riêng, đảm bảo an toàn vùng sản xuất trong thời gian thu hoạch và tiêu thụ; rà soát, đảm bảo không có trường hợp F1, F2 làm việc tại các vườn cây, cơ sở đóng gói trên địa bàn.

Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các địa phương phối hợp xác nhận an toàn dịch bệnh đối với các hộ, cơ sở đóng gói bơ và sầu riêng, có cơ chế hỗ trợ nhằm huy động tối đa công suất của các cơ sở cấp đông sầu riêng trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp; xây dựng phương án cụ thể việc huy động lực lượng phục vụ thu hoạch, sơ chế, đóng gói bơ, sầu riêng. Nhân công, lao động từ địa phương khác đến tham gia vào việc thu hoạch, tiêu thụ, vận chuyển phải lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài ra, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động thu mua, tiêu thụ bơ và sầu riêng, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi ép cân, ép giá để trục lợi.

Trong vận chuyển, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các địa phương tham mưu UBND tỉnh đề nghị các tỉnh, thành tạo điều kiện cho người và phương tiện vận chuyển bơ, sầu riêng của tỉnh đi qua địa bàn, đến nơi tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường trong và ngoài nước, kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ bơ và sầu riêng…

1 60
Sản lượng sầu riêng tại Đắk Lắk ước đạt hơn 100 nghìn tấn

Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 12.000 ha sầu riêng, diện tích cho thu hoạch 5.300 ha, sản lượng khoảng 103.000 tấn/năm. Thời vụ thu hoạch tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm; trong đó, nhiều giống sầu riêng như Ri6, Dona được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh giá cao. Giá sầu riêng bán tại vườn hiện đạt trên 40.000 đồng/kg.

Tỉnh có hơn 9.000 ha bơ, diện tích cho thu hoạch 5.400 ha, sản lượng khoảng 82.000 tấn/năm. Hiện nay, sản lượng bơ dự kiến còn khoảng 40.000 tấn chưa thu hoạch.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết thời gian gần đây, nhiều bài báo đưa tin về giá sầu riêng ở Đắk Lắk giảm và rất khó tiêu thụ. Nhiều thương lái, người mua đã sử dụng thông tin để ép giá người bán. Bà con nông dân cũng hoang mang, dao động để thương lái lợi dụng ép giá.

Thực tế vào trung tuần tháng 7, khi mà một số tỉnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch hiệu quả hơn, việc lưu thông hàng hóa bước đầu gặp khó khăn nên giá sầu riêng có giảm nhưng không đáng kể. Hiện nay, sau nhiều cố gắng, tình hình tiêu thụ hàng hóa đã thuận lợi hơn./.

Hoài Thu/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,251,382
  • Tổng lượt truy cập88,606,452
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây