Học tập đạo đức HCM

Đồng hành khi nông dân gặp rủi ro

Chủ nhật - 15/08/2021 06:34
Công ty CP Tổng Công ty Sông Gianh đang thực hiện mô hình liên kết sản xuất lúa hướng hữu cơ tại Quảng Bình, kịp thời hỗ trợ bà con khi mùa màng thất bát…

Tại Quảng Bình, trong nhiều niên vụ qua, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh (Tổng Công ty Sông Gianh) đã tiên phong thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm lúa DV108 tại tỉnh Quảng Bình rất hiệu quả. Đặc biệt, công ty luôn có tinh thần trách nhiệm cao, kịp thời hỗ trợ, đảm bảo để nông dân yên tâm sản xuất khi có rủi ro về dịch bệnh. 

Khắc phục hiện tượng "lúa von"

Vụ hè thu năm nay, Tổng Công ty Sông Gianh mở rộng diện tích sản xuất lúa có liên kết với nông dân lên 733 ha trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tại Thị xã Ba Đồn, đơn vị đã cung ứng cho nông dân trên 71 tấn giống lúa các loại. Trong đó, giống lúa xác nhận DV108 trên 42 tấn (tương đương 420ha).

Cánh đồng xã Quảng Trung (Thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) có diện tích lúa DV108 bị hiện tượng 'lúa von' khoảng 34ha. Ảnh: N.Tâm.

Cánh đồng xã Quảng Trung (Thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) có diện tích lúa DV108 bị hiện tượng "lúa von" khoảng 34ha. Ảnh: N.Tâm.

Số lượng giống DV108 được phân bổ về cho 10 xã, phường. Trong đó, các địa phương có số lượng lớn như xã Quảng Trung 14,5 tấn, Quảng Hòa 14 tấn, Quảng Lộc gần 10 tấn, Quảng Tân 6,5 tấn…

Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng Thị xã Ba Đồn cho biết, giống lúa DV108 tại các địa phương đều phát triển bình thường như những loại giống khác. Tuy nhiên riêng tại các xã Quảng Trung, Quảng Tân, Quảng Lộc đã xảy ra hiện tượng lúa “hai tầng” (hay còn gọi là "lúa von", tức là trong một bụi lúa có một số dẻ lúa phát triển vượt lên, lá to, thân cao).

Thị xã Ba Đồn đã chỉ đạo cơ quan chức năng, kết hợp chính quyền địa phương kiểm tra cụ thể. Theo đó, tại xã Quảng Trung khoảng 34ha lúa có hiện tượng "lúa von", trong đó diện tích có tỷ lệ "lúa von" chiếm đến 15% khoảng 15ha, diện tích còn lại nhiễm từ 3 - 5%. Xã Quảng Tân có khoảng 20ha, xã Quảng Lộc 10ha với tỷ lệ nhiễm 3 - 5%.

Trên cánh đồng Khu vực 1 (thôn Thượng Thôn, xã Quảng Trung) rộng khoảng 65 ha, giống lúa DV108 được sản xuất ở cánh đồng này đều bị nhiễm "lúa von". Ông Nguyễn Mạnh Tăng, Trưởng thôn và ông Nguyễn Trí, Phó thôn Thượng Thôn cùng chúng tôi ra cánh đồng bảo: "Vụ trước, bà con làm mô hình liên kết với bên Công ty Sông Gianh loại giống DV108 này cũng được mùa lắm. Tuy nhiên khi chuyển qua vụ hè thu thì lại bị hiện tượng này". 

Lúa bị hiện tượng 'lúa von', trổ sớm hơn khiến bà con lo lắng không có giống để lại cho vụ sau. Ảnh: N.Tâm

Lúa bị hiện tượng "lúa von", trổ sớm hơn khiến bà con lo lắng không có giống để lại cho vụ sau. Ảnh: N.Tâm

Ông Trí cũng cho hay, nhà ông có hơn 4 sào ruộng làm giống DV108 đều bị nhiễm "lúa von" nhưng nhẹ. Ông cho biết: Một số gia đình có nhân lực đã tiến hành nhổ hết cây "lúa von" đi. Nhiều thửa ruộng đã trổ bông, những nhánh "lúa von" trổ bông sớm hơn và đã bắt đầu cúi xanh.

Lãnh đạo thôn Thượng Thôn đánh giá, năng suất lúa DV108 vụ hè thu 2021 này sẽ có giảm nhưng không giảm nhiều. Điều bà con lo lắng nhất là khu lúa bị nhiễm "lúa von" thì không thể để lại dùng làm lúa giống cho vụ sau.

“Bà con ở đây đang khó khăn nên khi làm ruộng phải để lại lượng giống cho vụ sau khoảng một nửa diện tích. Số còn lại thì phải mua. Nếu không để được giống thì phải mua hết toàn bộ”, ông Nguyễn Mạnh Tăng, Trưởng thôn Thượng Thôn cho biết.

Trước hiện tượng trên, hiện Tổng Công ty Sông Gianh cũng đã tích cực kiểm tra đồng ruộng và xử lý. Để đảm bảo người dân yên tâm sản xuất, công ty đã thống nhất với thị xã Ba Đồn đưa ra một số biện pháp khắc phục.

Các xã trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ kịp thời những cây "lúa von". Số lúa này được đưa ra khỏi ruộng lúa tiêu hủy. Áp dụng tốt biện pháp khử lẫn trên các đồng ruộng có lẫn tạp các giống khác và "lúa von". Trước mắt, thực hiện công tác đánh giá năng suất thực tế trên diện tích của xã có sử dụng giống lúa DV108 của Tổng Công ty Sông Gianh. Không sử dụng lúa ở những ruộng đã bị "lúa von" làm giống cho vụ sau.

Đối với Tổng Công ty Sông Gianh, có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn người dân vùng sản xuất có diện tích bị hiện tượng "lúa von" các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Về giải pháp khắc phục bệnh "lúa von" trong vụ đông xuân 2021 - 2022, Tổng Công ty Sông Gianh sẽ cung ứng giống DV108 nguyên chủng cho người dân sản xuất.

Ông Biền Văn Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh cho hay: “Chúng tôi sẽ thực hiện hỗ trợ 5.000 đồng/kg loại giống DV108 và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân để làm đúng quy trình sản xuất lúa sạch tiến tới hữu cơ. Riêng đến cuối vụ thu hoạch, nếu năng suất lúa bị nhiễm "lúa von" giảm thấp so với lúa trên cùng đồng, công ty thì sẽ xem xét hỗ trợ để bà con nông dân yên tâm”.

Tiên phong xây dựng chuỗi liên kết lúa gạo

Với mục đích sản xuất hàng hóa số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn trên thị trường, những năm qua, Tổng Công ty Sông Gianh đã triển khai các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của người dân, sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu của thị trường, sản xuất tập trung mang tính cộng đồng. 

Mô hình liên kết sản xuất trên cánh đồng xã Quảng Tiến cho hiệu quả cao. Ảnh: T.Thành

Mô hình liên kết sản xuất trên cánh đồng xã Quảng Tiến cho hiệu quả cao. Ảnh: T.Thành

Ông Biền Văn Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh nhấn mạnh: Doanh nghiệp không chỉ vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ vụ hè thu năm 2020, Tổng Công ty Sông Gianh đã triển khai mô hình chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm đối với giống lúa DV108 sử dụng phân bón Sông Gianh ở xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) với diện tích 7,6ha.

Giống DV108 là giống lúa cảm ôn gieo cấy được cả 2 vụ trong năm do Tổng Công ty Sông Gianh cung ứng. Giống lúa này có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với điều kiện khí hậu, ngoại cảnh của địa phương. Được biết, giống lúa DV108 đã được đưa vào sản xuất nhiều năm tại các xã, phường trên địa bàn thị xã Ba Đồn và đã thể hiện được tính thích nghi, cho kết quả tương đối cao.

Quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Tổng Công ty Sông Gianh luôn bám sát cơ sở, theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Trên cơ sở đó, hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại lúa…

Theo nông dân Nguyễn Ngọc Trương (thôn Tiên Phan, xã Quảng Tiên), quá trình thâm canh, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân rất yên tâm trong sản xuất vì đảm bảo được môi trường và sức khỏe.

Nhiều nông dân tham gia làm mô hình đều cho rằng giống lúa DV108 cũng như cách canh tác mới thích hợp chân đất vàn vừa, vàn cao. Năng suất lúa của mô hình đạt trên 64 tạ/ha. 

Nông dân Thị xã Ba Đồn trên cánh đồng thực hiện mô hình liên kết sản xuất lúa sạch. Ảnh: N.Tâm

Nông dân Thị xã Ba Đồn trên cánh đồng thực hiện mô hình liên kết sản xuất lúa sạch. Ảnh: N.Tâm

Vụ đông xuân 2020 - 2021, Tổng Công ty Sông Gianh tiếp tục liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cùng người dân tại các huyện Tuyên Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), với tổng diện tích 360ha.

Riêng tại Thị xã Ba Đồn, mô hình được triển khai tại 8 xã phường với diện tích gần 190ha. Đánh giá sinh trưởng của giống lúa DV108 vụ đông xuân 2020 - 2021 cho thấy lúa giống nảy mầm tốt, đạt trên 95%, không phát sinh sâu bệnh gây hại, lúa sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt 70 - 75 tạ/ha.

Cuối vụ, người dân được thu mua lúa tươi, không phải phơi với giá tương đương và cao hơn giá thị trường tại thời điểm. Người dân và chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp đều phấn khởi vì những gắn kết của mình trên cánh đồng.

Ông Đoàn Minh Thọ, Chủ tịch UBND Thị xã Ba Đồn ghi nhận, đánh giá cao kết quả của mô hình. Ông nhấn mạnh việc thực hiện mô hình góp phần thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn thị xã, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tâm Phùng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại311,410
  • Tổng lượt truy cập92,689,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây