Học tập đạo đức HCM

HLV TP. Hải Phòng cùng hội viên vượt qua dịch Covid-19

Thứ hai - 09/08/2021 07:06
Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã luôn bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân để kịp thời hỗ trợ, tư vấn phát triển sản xuất.
t7.jpg
Hội viên Hội Làm vườn huyện Vĩnh Bảo chuyển đổi trồng dưa cho thu nhập cao.

Thời gian qua, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã luôn bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân để kịp thời hỗ trợ, tư vấn phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp và tiêu thụ sản phẩm.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Hội Làm vườn TP. Hải Phòng hiện có 32.215 hội viên, sinh hoạt tại 168 tổ chức Hội cơ sở thuộc 11 quận, huyện. Năm năm qua, Hội luôn tích cực vận động hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và thành phố, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Tổ chức Hội cũng như phong trào phát triển kinh tế VAC ngày càng phát triển, nhất là trong cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng - vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất…

Nhờ đó, trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình thành công từ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

t7a.JPG
HTX dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn, tích cực chuyển đổi, lựa chọn những cây giống chất lượng đưa vào trồng và chăm sóc.

Với mong muốn nông sản của xã viên được người tiêu dùng đón nhận, HTX Dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn (xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy) đã vận động bà con chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tuân thủ quy trình VietGAP, nâng cao giá trị sản phẩm. Năm 2018, HTX đầu tư xây dựng nhà lưới trồng rau sạch trị giá 2 tỷ đồng trên diện tích 1ha, chủ yếu trồng các rau ăn lá theo mùa như rau muống, mùng tơi, rau ngót, bắp cải, su hảo, dưa chuột…

Chị Đồng Thị Doanh, Giám đốc HTX Dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn, chia sẻ: “Trước đây, các hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn còn ít, nên số lượng nông sản hàng hóa chưa nhiều, sản phẩm chưa đa dạng. Chưa kể, thức ăn chăn nuôi mua qua nhiều trung gian, giá cao, chất lượng không bảo đảm. Khi bán sản phẩm, bị tư thương ép giá, người chăn nuôi vất vả, thu nhập không cao. Được tiếp cận nguồn hỗ trợ của TP. Hải Phòng, HTX đầu tư làm nhà lưới khá bài bản.

t7b.JPG
Nhờ chuyển đổi từ đất cấy lúa sang trồng đào, hàng năm thu nhập của gia đình ông Bùi Viết Dân lên đến nhiều tỷ đồng.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm, HTX hướng dẫn xã viên trồng các loại rau theo quy trình VietGAP; hỗ trợ về đóng gói, truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, HTX cung cấp sản phẩm cho một số doanh nghiệp như: Công ty Thực phẩm tươi ngon; Công ty Thiên Đức và một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn”.

Mô hình chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng đào của gia đình ông Bùi Viết Dân ở thôn Tiến Lập, xã Đặng Cương (An Dương) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Dân cho biết: “Hơn 20 năm nay, gia đình gắn bó với nghề trồng đào. 300 gốc đào được mua ở vùng Tây Bắc. Đào được trồng trên đất ải, trải qua quá trình tỉa rễ, ghép mắt và những công đoạn chăm sóc tỉ mỉ. Tôi có cây đào hàng chục năm tuổi đời. Dịp Tết đến Xuân về, cho thuê trung bình khoảng 5 triệu đồng/cây; cây đẹp bán được giá 70 triệu đồng/cây. Có năm, gia đình thu tiền tỷ từ trồng đào, nhưng cũng có năm thất bại, bởi đào phụ thuộc rất nhiều  vào thời tiết”.

Chú trọng xây dựng mô hình

Từ khi thành lập đến nay, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng luôn chú trọng công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật  cho hội viên, nông dân. Trong 5 năm (2015 - 2020), Hội đã phối hợp với các đơn vị liên quan mở 59 lớp dạy nghề, 3.466 lượt người tham dự; tổ chức 214 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hội thảo chăn nuôi mô hình làm kinh tế giỏi VAC với 22.123 lượt người tham dự. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, Hội đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật trồng ổi, hoa hồng, chuyển đổi vùng cấy lúa năng suất thấp sang trồng rau màu cho 240 hội viên.

t7c.jpg
Hội Làm vườn TP. Hải Phòng tích cực vận động hội viên cải tạo vườn tạp, chăm sóc vườn ổi tại huyện An Dương.

Cùng với dạy nghề, tập huấn kỹ thuật, việc xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được đẩy mạnh, Hội đã kết hợp với các tổ chức thực hiện thành công nhiều mô hình trình diễn tiêu biểu như:  trồng cây thanh long ruột đỏ;  trồng ớt, khoai tây, thuốc lào sử dụng phân bón hữu cơ; nuôi lợn rừng, thỏ, nhím sinh sản; nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính; nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP… Đa số, các mô hình đều đạt năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Cùng với đó, Hội đã xây dựng 565 mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao vào thâm canh.

Bà Ngô Thị Minh Hà, Chủ tịch Hội Làm vườn TP. Hải Phòng, cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng Hội đã nỗ lực cùng hội viên, nông dân xây dựng các mô hình điểm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất. Các cơ sở Hội đã xây dựng nhiều mô hình điểm như  “Lúa-cáy-rươi”, nuôi gà lông màu thả vườn bằng thảo dược, nuôi heo thịt công nghệ sạch, trồng nhãn sinh thái, nuôi bò sinh sản, quất Tân Viên, cải tạo vườn tạp. Hộ bà Nguyễn Thị Lý ở huyện Kiến Thụy  nuôi 6.000 gà thịt, 50 con lợn thịt là một điển hình trong chăn nuôi. Nhiều mô hình nuôi cá doanh thu đạt 1 tỷ đồng/năm…

Đến nay, toàn thành phố có hơn 1.300 trang trại, gia trại chăn nuôi.

Cùng hội viên tiêu thụ nông sản 

Với sự nỗ lực của Hội Làm vườn TP. Hải Phòng, hội viên, nông dân đã tích cực cải tạo vườn tạp, đưa cây trồng có giá trị cao, có thị trường tiêu thụ vào sản xuất, tạo nguồn thu nhập cao.

t7d.jpg
 

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản bị đình trệ, khó tiêu thụ. Chung tay cùng hội viên, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã kết nối với nhiều đơn vị, doanh nghiệp thu mua nông sản, giảm thiểu áp lực cho bà con.

Theo bà Ngô Thị Minh Hà,  từ đầu năm đến nay, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng đã giúp hội viên xã Hòa Bình (huyện Vĩnh bảo) tiêu thụ hành, tỏi. Sản phẩm bột sắn dây tại xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy) trước đây được xuất sang Đài Loan (Trung Quốc), nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mặt hàng này không xuất được. Hội kết hợp cùng Hội Nông dân thành phố tiêu thụ hàng chục tấn bột sắn dây, việc này giúp hội viên yên tâm sản xuất, sớm vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, Hội Làm vườn TP. Hải Phòng còn vận động hội viên nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, cùng chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống dịch Covid-19; chấp hành nghiêm các quy định về giãn cách xã hội...

Thời gian tới, Hội Làm vườn Hải Phòng sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, vận động hội viên cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 Phạm Trang/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay34,749
  • Tháng hiện tại1,278,019
  • Tổng lượt truy cập88,633,089
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây