Học tập đạo đức HCM

Hội thảo tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vụ Đông Xuân 2020-2021

Thứ ba - 06/04/2021 03:26
Tình trạng hạn mặn ngày càng nghiêm trọng đã và đang tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, trong đó việc sản xuất lúa cũng bị ảnh hưởng rất lớn do chi phí sản xuất tăng cao, từ đó làm lợi nhuận giảm. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

Để giúp nông dân thích ứng với những khó khăn trong canh tác lúa, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông/Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long triển khai mô hình “Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” vụ lúa Đông Xuân năm 2020-2021.

Cuối tháng 3/2021, tại Sóc Trăng và Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp hai tỉnh tổ chức hội thảo tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vụ Đông Xuân 2020-2021. Tham dự hội thảo có khoảng 40 nông dân tại vùng thực hiện dự án và các cán bộ khuyến nông, nông nghiệp địa phương.
 

1 12
Các đại biểu tham quan mô hình tại xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 

Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vụ Đông Xuân 2020-2021 sử dụng giống lúa cấp xác nhận có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu; Giảm lượng giống sử dụng xuống còn 80-100 kg/ha đối với lúa sạ và 50 kg/ha đối với lúa cấy (theo truyền thống sử dụng từ 140-240 kg giống/ha); Khuyến khích nông dân sử dụng máy cấy; Áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến (quy trình 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, kỹ thuật tưới nước ngập – khô xen kẽ,…); Áp dụng kỹ thuật bón lót đầu vụ và phân bón chuyên dùng trên lúa theo công thức phân bón của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền;…

Tại Hậu Giang, mô hình được thực hiện tại xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp với quy mô 02 ha do 04 hộ thực hiện, trong đó 02 hộ sạ lượng giống 100 kg/ha (giống OM5451); 02 hộ sạ lượng giống 50 kg/ha (giống ST24). Cả mô hình trình diễn và mô hình đối chứng đều sử dụng sạ hàng, cùng sử dụng lượng giống (50-100kg/ha) và áp dụng các biện pháp canh tác như nhau, tuy nhiên liều lượng phân bón khác nhau. Mô hình trình diễn giảm lượng phân bón: 90 N – 68 P2O5 – 54 K2O (Phân ĐT- Mặn phèn, TE-A1, TE-A2) so với mô hình đối chứng: 93N – 84 P2O5  - 77 K2O

Theo đánh giá, mô hình trình diễn thực hiện đúng tiến độ; kết quả đạt được theo mục tiêu và yêu cầu đề ra. Chi phí mô hình trình diễn thấp hơn mô hình đối chứng 1,1 triệu đồng. Năng suất mô hình trình diễn ước đạt 7,31 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng 0,17 tấn/ha. Lợi nhuận của mô hình trình diễn ước khoảng 30,9 triệu đồng/ha, tăng 2,2 triệu đồng/ha so với mô hình đối chứng.

2 12
Đại biểu trao đổi kỹ thuật tại điểm thực hiện mô hình trình diễn

Tại Sóc Trăng, mô hình trình diễn được thực hiện tại ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú với quy mô 02 ha do 03 hộ dân triển khai. Mô hình trình diễn sử dụng giống lúa OM18, lượng giống gieo sạ là 100 kg giống/ha; mô hình đối chứng sử dụng giống lúa OM18, gieo sạ 125 kg/ha.

Đến thời điểm hội thảo, năng suất mô hình trình diễn đạt 8,1 tấn/ha; trong khi mô hình đối chứng đạt 8 tấn/ha. Tuy nhiên mô hình trình diễn cho lợi nhuận 35,6 triệu đồng/ha, cao hơn so với mô hình đối chứng 4,2 triệu đồng/ha.

3 11
Toàn cảnh Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn

Có thể thấy, việc thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long" đã tạo điều kiện cho nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng vào thực tiễn những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa. Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn thực hiện sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa, làm quen việc ghi nhận tình hình sinh trưởng của cây lúa và hạch toán hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả trong canh tác lúa thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Để tiếp tục phát huy những ưu điểm của mô hình, tại mỗi điểm trình diễn, tiếp tục thực hiện mô hình vào vụ Hè Thu sắp tới.

Tuyết Nhung/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay19,000
  • Tháng hiện tại401,023
  • Tổng lượt truy cập90,464,416
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây