Học tập đạo đức HCM

Hợp tác hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thứ bảy - 19/06/2021 04:06
Đó là mong muốn của Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) Nguyễn Xuân Định trong buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Thành Thực- Chuyên gia kinh tế, ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico diễn ra vào chiều ngày 17/6, tại Hà Nội.
1 95
 
Quang cảnh buổi làm việc

 Phát biểu tại buổi tiếp, bà Nguyễn Thị Thành Thực bày tỏ sự vui mừng khi có dịp đến thăm trụ sở và trao đổi trực tiếp công việc với lãnh đạo cơ quan Trung ương Hội NDVN. Hi vọng rằng hai bên cùng chia sẻ, bàn thảo những vấn đề cụ thể nhằm hỗ trợ và giúp đỡ người nông dân trong việc kết nối để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
 
Bà Thành Thực cho biết: Là một quốc gia nông nghiệp, những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến cho việc xuất khẩu nông sản của nước ta gặp phải bế tắc, rủi ro; những thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như: Trung Quốc, EU, Mỹ cũng bị tác động khá lớn. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam còn phải gánh chịu thêm tác động kép của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ thiên tai triền miên… Vì thế, tình cảnh người nông dân mất mùa, doanh nghiệp thì phá sản cùng hàng loạt những khó khăn, trăn trở đã và đang diễn ra trước mắt.
 
Cùng với việc tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ chế biến, chú trọng thị trường tiêu thụ nội địa, vấn đề chuyển đổi số hiện được xem là giải pháp hiệu quả đối với tương lai của nền nông nghiệp nước ta. Và chuyển đổi số cũng đang được nhắc đến không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà cần phải là một hành trình xuyên suốt liền mạch để giúp thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam. 

AutoAgri là nền tảng công nghệ của người Việt, đảm bảo an toàn về tính bảo mật và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Người nông dân khi ứng dụng công nghệ chuyển đổi số hóa trong nông nghiệp được xem là công cụ tiện ích để kết nối B2B, bao gồm: Giữa người sản xuất - người tiêu dùng; giữa người nông dân - người thu mua; giữa ngân hàng, bảo hiểm - nông dân, Hợp tác xã… 

Trước những thực trạng đặt ra như trên, một giải pháp công nghệ mang tên AutoAgri đã ra đời. AutoAgri là nền tảng quản lý chuỗi nông nghiệp thông minh, dễ sử dụng, minh bạch và được bảo mật. Không chỉ giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, vùng miền, tăng tốc mở rộng chuỗi đơn giản, hiệu quả; ứng dụng này còn giúp thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ, giao thương không giới hạn...
 
Bên cạnh đó, mỗi người nông dân đều có thể tự tạo trang nhật ký điện tử, ghi chép sổ sách bằng giọng nói, đăng hình ảnh, video với thời gian thực đính kèm định vị. Đồng thời, mỗi nông dân cũng có thể tự tạo một trang thông tin (web) trên điện thoại mà không cần máy tính. Mỗi nhật ký điện tử sẽ tự tạo mã QR code và gửi đường link đến người mua hay tạo ra gian hàng để giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.  

Đặc biệt, mỗi Hợp tác xã có thể quản lý hàng trăm nhật ký điện tử thành viên mà chỉ cần  dùng duy nhất một chiếc điện thoại thông minh. Lí do là nhờ trong app nông nghiệp AutoAgri đều đã có tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích gồm: Ngân hàng, kế toán, bảo hiểm, tin tức, sàn thương mại điện tử…

2 50
Giao diện của một app nhờ ứng dụng giải pháp công nghệ AutoAgri giúp nâng cao doanh số và thu nhập

 Trao đổi tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định cũng đồng ý với quan điểm người nông dân muốn giảm thiểu rủi ro vì tình trạng được mùa - mất giá thì không còn con đường nào khác đó là phải cùng nhau tham gia vào các chuỗi liên kết. Thông qua đó, sản xuất có kế hoạch, cung đủ cầu và tiết giảm được các khâu trung gian; đồng thời, trong quá trình sản xuất cũng phải tuân thủ theo các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa và truy xuất nguồn gốc. 
 
Thêm một vấn đề cốt lõi đặt ra đó là vai trò và trách nhiệm của người nông dân trong ngành nông nghiệp nước nhà cần phải được xác định rõ ràng. Đất đai nông nghiệp đại bộ phận là do nông dân được giao quản lý và sử dụng. Vì thế, vai trò của người nông dân là lớn nhất và trách nhiệm của nông dân cũng phải là cao nhất. 
 
Hàng hóa nông sản trên thị trường chủ yếu do nông dân sản xuất ra nên nguồn thực phẩm có an toàn hay không chủ yếu cũng do người nông dân là chính; môi trường đất đai nông nghiệp có bị đầu độc hay không phần lớn cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất của người nông dân. Và tất yếu, khi sản xuất manh mún, chi phí cao, không phát triển thành vùng hàng hóa sẽ không có lợi nhuận; việc bỏ ruộng hoang phế hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng hóa chất độc hại bừa bãi… đều làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn xã hội chứ không chỉ ảnh hưởng đến từng gia đình nông dân nữa.
 
“Xu hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện đang đi theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng và thân thiện với môi trường. Những vấn đề về công nghệ chuyển đổi số đều rất phù hợp với đối tượng là người nông dân. Ngày nay, hầu hết nông dân đều đã có và đang sử dụng thường xuyên thiết bị điện thoại di động. Vì thế, việc áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ giúp cho người sản xuất tiếp cận trực tiếp với lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, thúc đẩy kênh kết nối tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
 
Hiện nay, Hội cũng đang có hệ thống các cửa hàng tiêu thụ nông sản trong cả nước giúp cho hội viên, nông dân bán sản phẩm được thuận lợi. Thông qua các phần mềm có thể giám sát sản phẩm nông sản để từ đó giúp người sản xuất có thu nhập cao hơn cũng như người tiêu dùng có được những sản phẩm tốt, an toàn” - Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định nhấn mạnh.
 
Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định giao cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn- thuộc Trung ương Hội NDVN làm đầu mối hợp tác chặt chẽ với phía Công ty, mà trực tiếp là bà Nguyễn Thị Thành Thực trong việc lập kế hoạch, xây dựng các mô hình thí điểm Hợp tác xã có ứng dụng số hóa để kinh doanh nông sản. Sau khi triển khai thí điểm đạt hiệu quả sẽ có báo cáo cụ thể để tổng kết, đánh giá và tiếp tục nhân rộng. 
 
Tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là một trong 8 ngành ưu tiên chuyển đổi số.

Theo đó, vai trò của nông dân và Hợp tác xã được xác định: Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi Hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”; với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá cả, thời vụ…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp… 

Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Nghĩa là phải tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: Đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản…
 
Trúc Hà/http://www.hoinongdan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay32,391
  • Tháng hiện tại636,299
  • Tổng lượt truy cập93,013,963
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây