Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản, đảm bảo chất lượng đáp ứng thị trường xuất khẩu

Thứ bảy - 20/03/2021 10:13
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt trên 8,7 tỷ USD, ngoài việc thúc đẩy, mở rộng thị trường thì việc giám sát tốt dịch bệnh, quản lý chất lượng thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng.
dich-benh-2.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Tâm)

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến tại hội nghị công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2020 và kế hoạch công tác năm 2021, do Bộ tổ chức sáng nay (19/3), tại Hà Nội.

Dịch bệnh giảm, song nhiều nguy cơ cao thời gian tới

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến: Dịch bệnh trên thủy sản đã giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2021, nhưng nguy cơ trong thời gian tới là rất cao. Do đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học.

Báo cáo về tình hình dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết:  Năm 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217ha, tăng gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019; ngoài ra còn có khoảng 10.274 lồng, bè, bể nuôi trồng thủy sản cũng bị thiệt hại. Từ đầu năm 2021 đến nay, có hơn 1.897ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, để hạn chế dịch bệnh thủy sản phát sinh, Cục Thú y đánh giá, cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 5 cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: Dự báo diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết (giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,..) tiếp tục diễn biến phức tạp; các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm; các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan; điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NNPTNT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là căn chứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai.

Xuất khẩu đối mặt khó khăn

Tại hội nghị, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, thời gian qua dù chất lượng thủy sản xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn tồn tại những lô hàng thủy sản bị trả về, đặc biệt ở thị trường rất quan trọng là Trung Quốc.

Cụ thể, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2021. Ở thị trường Trung Quốc có đến 15/40 lô vi phạm bị trả về, trong khi cả năm 2020 số lượng lô vi phạm bị trả về là 6/14 lô.

1950_xuat_khau_tom.jpg
Chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Gần đây phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).

"Nafiqad đã có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đề nghị cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu”, ông Phong cho biết.

Ông Phong chia sẻ thêm, các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam liên tục cho những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Đơn cử như thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc sẽ được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm (màu sắc, mùi vị,..). Nafiqad đã có văn bản đề nghị phía Hàn Quốc điều chỉnh quy định để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiêu diệt được virus gây bệnh.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh (DIV1, TiLV, NHP, SAV, AHPND) đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản (lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này từ 1/8/2021).

Đối với thị trường Australia, sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, dựa trên những tín hiệu khả quan của thị trường, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt trên 8,7 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc thúc đẩy, mở rộng thị trường thì việc giám sát tốt dịch bệnh, quản lý chất lượng thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng.

nuoicatra.jpg
Cần giám sát tốt dịch bệnh và quản lý chất lượng thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn các thị trường xuất khẩu. (Ảnh: IT)

Để hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu, ông Phong kiến nghị, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Trị giá xuất khẩu thủy sản tháng 2/2021 ước đạt 400 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1,01 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong tháng 1/2021, chiếm 52,6% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản./.

 Thanh Tâm/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại888,241
  • Tổng lượt truy cập93,265,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây