Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân

Thứ bảy - 20/03/2021 10:07
Thời điểm này, các trà lúa xuân ở Hà Tĩnh đang vào giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng. Do thời tiết ấm, độ ẩm cao nên sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là nguy cơ bùng phát dịch bệnh đạo ôn trên diện rộng là rất dễ xảy ra.

Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn, chính quyền các địa phương phải triển khai ngay các biện pháp cấp thiết để chăm sóc bảo vệ lúa, không đợi đến khi dịch bệnh lây lan mới vào cuộc.

Vụ lúa xuân năm nay, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) thực hiện gieo cấy 320 ha và có trên 50% diện tích lúa thuần được gieo cấy bằng các giống lúa chất lượng cao như: ADI168 và J02. Ngay từ đầu vụ, xã Thạch Kênh đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân gieo cấy đảm bảo đúng trong khung thời vụ tốt nhất. Sau khi hoàn thành gieo cấy, địa phương tập trung hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, tiến hành tỉa dặm để đảm bảo mật độ, thực hiện bón phân theo đúng quy trình, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung làm cỏ, phát bờ, chăm sóc, đồng thời giữ đủ nước để cây lúa đẻ nhánh. Một số diện tích cấy sớm đã xuất hiện sâu bệnh như bọ trĩ, giòi đục nõn, chuột phá hại đang được người dân tập trung phòng trừ.

Được biết, vụ Xuân năm nay, huyện Thạch Hà gieo cấy 8.100 ha lúa. Những ngày này, do thời tiết thất thường, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Ông Nguyễn Văn An - PGĐ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà cho hay: Qua kiểm tra tại một số cánh đồng cho thấy các loại sâu bệnh như Bọ trĩ, dòi đục nõn, bệnh đạo ôn, tuyến trùng rễ phát sinh gây hại trên nhiều diện tích lúa xuân. Vì thế, thời gian này, ngành chuyên môn của huyện Thạch Hà thường xuyên phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân bón phân cho lúa cân đối, không bón thừa đạm để hạn chế bệnh đạo ôn gây hại. Khi phát hiện bệnh, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng trừ; đặc biệt là bao vây, khống chế, tuyệt đối không để bệnh lây lan ra diện rộng.

“Đồng thời, phía ngành chuyên môn cũng đã phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có uy tín để kịp thời cung ứng cho bà con sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với sự chủ động trong phòng chống dịch bệnh cộng với việc lựa chọn các loại thuốc đặc trị và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật nên nhiều diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn tại huyện Thạch Hà đã được khống chế”- ông An cho biết thêm.

Cũng như nhiều hộ nông dân khác, những ngày này, gia đình ông Phan Đức Vân ở thôn Mỹ Am, xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên đang tập trung phun thuốc đặc trị phòng trừ bệnh đạo ôn lá, xuất hiện gây hại trên 1 số diện tích. Ông Vân cho biết: Hiện bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại trên 3 sào lúa của gia đình với tỷ lệ bệnh trung bình 2-3%. Theo sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và kinh nghiệm phòng trừ, ông đã mua đúng thuốc đặc hiệu, phun đúng liều lượng, đúng thời điểm nên những diện tích được phun đều mang lại hiệu quả, bệnh đã giảm dần. Đợt này, gia đình đang tiếp tục theo dõi để phun lại lần 2 cho sạch bệnh, giúp cây lúa phát triển tốt.

1 71
Người dân phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn 

Tại huyện Cẩm Xuyên, vụ Xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 9.534 ha lúa. Đến thời điểm hiện tại, các loại dịch bệnh gây hại trên cây lúa được đánh giá là ít hơn so với mọi năm. Qua kiểm tra đồng ruộng cho thấy, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại đã xuất hiện tại một số xã như: Cẩm Hưng, Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng với tỷ lệ bệnh trung bình 2-3%. Ngay khi bệnh xuất hiện xã đã tổ chức đoàn kiểm tra và cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết sớm bệnh đạo ôn, liên hệ các doanh nghiệp để giúp bà con lựa chọn loại thuốc đặc hiệu cũng như hướng dẫn cách pha chế thuốc, cách phun phòng trừ. Những hộ nào tập trung phun sớm thì cơ bản vết bệnh đã giảm và cây lúa đã xanh trở lại.

2 55
Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Cẩm Xuyên hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa xuân

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy 59.050 ha lúa. Qua theo dõi, hầu hết các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt, một số đối tượng gây hại như: ruồi đục nõn, bọ trĩ, ốc bươu vàng đã được nhân dân chủ động phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, thời gian này, việc chủ động theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh đạo ôn để phòng trừ kịp thời là rất cần thiết. Theo đó, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, rà soát các giống nhiễm đạo ôn, các vùng bệnh thường phát sinh gây hại để chủ động cảnh báo diễn biến bệnh, đồng thời khuyến cáo phun phòng bệnh đối với số diện tích gieo cấy các giống dễ lây nhiễm như: Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, Bắc Hương 9, P6, J02, Xi23.... Bên cạnh bệnh đạo ôn cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của các loại dịch hại khác như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, chuột… để từ đó chủ động các biện pháp phòng trừ, bảo vệ an toàn sản xuất.

“Hiện nay, các trà lúa vụ xuân trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thời tiết bước vào tiết kinh trập với hình thái mưa ẩm, trời âm u, nhiệt độ trung bình 20-25 độ C kết hợp với cây lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ phát triển mạnh về thân lá là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Do vậy, việc chủ động theo dõi, phát hiện sớm vết bệnh đạo ôn để phòng trừ kịp thời là rất cần thiết” - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh Nguyễn Tống Phong khuyến cáo.

Vụ xuân là vụ sản xuất chính trong năm, nhằm ổn định lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp. Với sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, tinh thần chủ động của người dân trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa, đặc biệt bệnh đạo ôn là yếu tố quan trọng để giành vụ xuân thắng lợi./.

Nguyễn Hoàn/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại887,956
  • Tổng lượt truy cập93,265,620
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây