Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để diệt chuột bách phát bách trúng?

Thứ năm - 18/03/2021 03:36
Là vùng sản xuất lúa gạo lớn, bắt chuột (diệt chuột) là hoạt động thường xuyên của người dân ở khu vực ĐBSCL. Tùy vào đặc tính và địa hình ở mỗi địa phương mà người dân sẽ chọn các cách khác nhau và bắt chuột bách phát bách trúng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dựa vào thực tiễn sản xuất và kinh nghiệm phòng trừ chuột gây hại, nông dân thường có nhiều cách để diệt chuột. Trong đó, các cách săn chuột đồng hiệu quả phải kể đến là tận dụng số đông người chụp chuột, dùng rập bẫy chuột, dùng nĩa và máy bơm bắt chuột.

Tại một tỉnh có diện tích lúa lớn, sản xuất nhiều vụ trong năm, sau mỗi mùa gặt, nông dân thường có bắt chuột (diệt chuột) đồng bằng cách "ra quân" với số lượng người lớn, cùng nhau chụp chuột trên cánh đồng.

Theo nhiều nông dân trồng lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, khoảng tháng 11 và tháng 12 âm lịch, bà con sẽ thu hoạch lúa vụ đông xuân. Đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch thì chuột đồng kéo đến sinh sản và trú ngụ rất đông. Chúng cắn phá hạt lúa để làm thức ăn, vì vậy nhiều người đổ xô ra đồng đi săn chuột về bán và làm món ăn trong gia đình.

Trong thời buổi cơ giới hóa trong thu hoạch, cách chụp chuột đồng mùa gặt là hình thức phổ biến của người dân miền Tây. Khi chiếc máy vừa chạy qua một đường lúa thì chuột đồng sẽ chạy tán ra, từng nhóm người chạy theo dí bắt chuột.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 2.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 3.

Diệt chuột, bắt chuột là hoạt động thường xuyên của người dân khu vực ĐBSCL. Ảnh: Chúc Ly.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 4.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 5.

Cách bắt chuột dễ dàng nhất là hình thức tổ chức nhóm chụp chuột sau mùa gặt. Ảnh: Chúc Ly.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 6.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 7.

Những con chuột mập ý dễ dàng được bắt bởi các nhóm nông dân. Ảnh: Chúc Ly.

Trong khi đó, nhiều nông dân ở Hậu Giang, Cần Thơ lại có cách săn chuột đồng bằng nhiều dụng cụ. Ví dụ như cách dùng chĩa 5 chia và máy bơm nước mini để bắt chuột (diệt chuột).

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 8.

Với cách bắt chuột bằng chĩa và máy bơm mini, nông dân thường phải đi theo nhóm từ 4-5 người.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 9.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 10.

Nông dân dễ dàng bắt được những con chuột mập ú. Ảnh: Chúc Ly.

Theo nông dân ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, khi tìm được địa điểm có khả năng có chuột, một người sẽ dùng máy bơm bơm nước vào hang chuột. Trong lúc này, sẽ có vài người dùng những cây chĩa đừng đợi ở cửa hàng còn lại, khi chuột chạy ra khỏi hang thì nhanh chóng dùng chĩa bắt chuột.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 11.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 12.

Với cách dùng chĩa và máy bơm nước mini, nông dân sẽ dễ bắt chuột hơn. Số lượng chuột bắt có khi lên đến hàng chục kg, hôm nào bắt được nhiều nông dân sẽ đem ra chợ bán. Ảnh: Chúc Ly.

Thời gian gần đây, bẫy chuột đồng ở vuông tôm không còn xa lạ với người dân Cà Mau. Ở những vùng mặn, bà con vẫn dễ dàng bắt được những con chuột đồng nhờ vào rập lồng (một loại bẫy). Thậm chí có người có nguồn thu nhập khá từ việc bẫy chuột đồng.

ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 13.
ĐBSCL: Nông dân dùng cách gì để bắt chuột bách phát bách trúng? - Ảnh 14.

Thời gian gần đây, hình thức bắt chuột trên bờ vuông, bờ sông ở Cà Mau khá phổ biến. Ảnh: Chúc Ly.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, với một số người nhiều năm bắt chuột, để nhận biết có chuột hay không có thể thông qua đường chạy của nó. Bằng kinh nghiệm, người bẫy chuột sẽ được khu vực nào có chuột. Khi đặt bẫy, người ta lấy một con dao dọn cỏ, đất cho bằng phẳng; sau đó dùng cây cặm 2 bên rập, để khi chuột mắc bẫy sẽ không hất rập rơi xuống sông.

Như Dân Việt đã đưa tin, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ vừa ký kế hoạch phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, tổng số tiền thực hiện kế hoạch diệt chuột trên là gần 30 tỷ đồng. Trong đó, hơn 22,5 tỷ đồng là vốn đề xuất ngân sách thành phố, số còn lại là vốn đối ứng của nông dân.

Kinh phí gần 30 tỷ đồng trên dùng vào việc tập huấn nông dân diệt chuột trong giai đoạn 5 năm (2021-2025). Đối với cây lúa, nông dân được tập huấn 1.500 cuộc, đối với cây ăn trái sẽ có 85 cuộc.

Chúc Ly/https://danviet.vn/
https://danviet.vn/dbscl-nong-dan-dung-cach-gi-de-diet-chuot-bach-phat-bach-trung-2021031715481474.htm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,588
  • Tổng lượt truy cập93,348,252
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây