Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Dân Bắc Hà “lên hương” theo giá quế, chỉ cần bóc vỏ, bán cành mà xây được nhà, tậu xe

Thứ ba - 15/12/2020 00:02
Từ đầu năm 2020 đến nay, bà con nông dân ở các xã vùng hạ của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã trồng mới được 500ha quế. Hiện toàn huyện Bắc Hà có 8.700ha quế, trong đó diện tích đến thời kỳ thu hoạch hơn 3.600ha.

Vụ quế năm nay, bà con các dân tộc đang vô cùng phấn khởi vì quế được giá và đạt cao kỷ lục.

"Cây vàng" giúp đồng bào dân tộc thoát nghèo

Những ngày này, không khí thu hoạch quế ở các vùng trồng chủ lực như xã Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Cốc Ly... nhộn nhịp, vui vẻ. Những chiếc xe tải của tư thương đã chờ sẵn, nối đuôi nhau bốc hàng. Khắp các cánh rừng tỏa ra mùi thơm đặc trưng của quế và gương mặt những người trồng quế vui tươi, phấn khởi. 

Nhiều đồng bào người Dao ở huyện Bắc Hà ví cây quế như "cây vàng" bởi giúp đồng bào có thu nhập ổn định, đời sống khấm khá, còn các cấp chính quyền địa phương nơi đây thì coi cây quế là cây trồng chủ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Đời sống người dân Bắc Hà “lên hương” theo giá quế - Ảnh 1.

Nhiều hộ nông dân trồng quế ở xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: T.H

Đến nay, HTX quế hữu cơ Nậm Đét có 6 thành viên tham gia. Bên cạnh việc sản xuất quế, HTX còn triển khai nhiều ngành nghề khác như buôn bán nông - lâm sản nguyên liệu, trồng cây gia vị, trồng và chăm sóc rừng. Hiện, xã Nậm Đét đã xây dựng và vận hành 2 xưởng sơ chế quế, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của gần 50% sản lượng quế của xã, sản lượng vỏ quế tươi đạt gần 800 tấn/năm, trên 40 tấn tinh dầu và gần 500m3 gỗ quế.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết, giá vỏ quế tươi tại xã Nậm Đét đang được thu mua ở mức từ 27.000 - 32.000 đồng/kg. Riêng quế hữu cơ thì có giá cao hơn, đạt từ 31.000 - 32.000 đồng/kg, thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nơi thu mua đến đó. 

Ngoài ra, việc tiêu thụ các sản phẩm từ quế rất thuận lợi. Người trồng có thể tận thu bán vỏ, lá quế, hạt quế, gỗ quế..., thậm chí những thân cây quế nhỏ cũng được mua với giá ổn định.

Theo ước tính, doanh thu từ cây quế của huyện năm nay có thể đạt gần 300 tỷ đồng, tương đương với năm 2019. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chuỗi hàng nông sản bị đứt gãy thì kết quả này có thể nói là thành công vượt mong đợi đối với những người trồng quế ở Bắc Hà.

Được biết, toàn huyện Bắc Hà có khoảng 8.700ha quế, trong đó riêng xã Nậm Đét chiếm tới gần 2.000ha. Cây quế ở đây cũng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất bởi hàm lượng tinh dầu cao hơn quế trồng ở các vùng khác. 

Nhờ những đồi quế bạt ngàn mà nhiều hộ đồng bào ở Nậm Đét đã thoát nghèo, dần vươn lên khá giả, thậm chí có nhà còn xây được nhà tầng kiên cố, sắm được ôtô.

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Ma A Quả (ở xã Bản Cái, huyện Bắc Hà), và nhiều người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập thấp khiến đời sống bấp bênh, nhiều người phải đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống. 

Sau đó, anh nhận thấy người Dao ở các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng có nguồn thu ổn định từ cây quế - thứ cây bán được cả lá, cành, lẫn vỏ, nên anh đã học tập kinh nghiệm trồng, mua cây giống, học cách ươm giống.

Đời sống người dân Bắc Hà “lên hương” theo giá quế - Ảnh 3.

Sản phẩm quế được phơi khô, phân loại.

Chỉ trong 2 năm (từ năm 2004), gia đình anh tiến hành trồng hàng vạn cây giống. Lúc cao điểm anh Quả có tới gần 15ha quế. Đến nay, gia đình anh Quả đã thu hoạch và bán nhiều đồi quế, thu về hàng tỷ đồng.

"Hiện, đồi nhà tôi còn trên 8 vạn cây quế, tương đương khoảng trên 10ha quế từ 8 - 10 năm tuổi. Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm tôi bóc vỏ bán được trên 150 triệu đồng. Riêng năm 2018, tôi bán được trên 500 triệu đồng" - anh Quả nói.

Anh Triệu Phúc Tình - người trồng quế ở Nậm Đét cho biết, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, cả vùng trồng quế lo lắng giá quế sẽ giảm nhưng sau đó một thời gian, quế được thu mua với giá ổn định và hiện tại lên cao nhất từ trước đến nay.

Xây dựng thương hiệu quế Nậm Đét

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quế, hướng tới xuất khẩu đi nhiều thị trường, hiện nay việc sản xuất quế tại Nậm Đét (Bắc Hà) đã có những chuyển biến đáng kể. 

Toàn xã hiện có 300ha quế hữu cơ (năm 2016 là hơn 60ha), cây quế được chăm sóc theo cách truyền thống, không dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, không dùng thuốc diệt cỏ. Khi thu hoạch, phơi quế phải để nơi thoáng đãng, sạch sẽ trên nền trải bạt.

Để hỗ trợ bà con xã Nậm Đét nói riêng và huyện Bắc Hà phát triển cây quế bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã phối hợp Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà (Yên Bái) đã tổ chức các lớp tập huấn sản xuất quế gắn với lập kế hoạch phát triển kinh doanh sản phẩm quế tại xã Nậm Đét. 

Tham gia lớp tập huấn có 35 học viên là trưởng nhóm, phó nhóm, nông dân nòng cốt thuộc các tổ nhóm trồng quế của các xã: Nậm Đét, Bảo Nhai, Nậm Lúc, Cốc Lầu. 

Các học viên được hướng dẫn quy trình sản xuất, thực hành các bước sơ chế quế ống sáo như: Cách phân loại nguyên liệu trước khi sơ chế, kỹ thuật chà vỏ, bào quế, chẻ quế; kỹ thuật phơi ủ, ve quế, phơi khô; phân loại thành phẩm, bó và bảo quản sản phẩm sau sơ chế...

Giờ đây, thay cho việc thu hoạch và bán trực tiếp vỏ quế thô cho thương lái như trước kia, bà con đã tiến hành các phương pháp sơ chế làm quế cắt miếng, quế ống sáo, quế ống điếu… Những phương pháp này không hề khó thực hiện, nhưng có thể nâng cao giá trị của sản phẩm quế Nậm Đét lên 40% so với giá thành hiện tại, lại tiết kiệm được nhân công.

Bên cạnh đó, một số xã cũng quan tâm phát triển mô hình hợp tác xã quế; tăng cường liên kết với Công ty cổ phần Techvina thực hiện dự án trồng quế hữu cơ, góp phần phát triển vùng chuyên canh quế theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xóa nghèo, làm giàu cho bà con nông dân.

 Thu Hằng/https://danviet.vn/
 

https://danviet.vn/lao-cai-dan-bac-ha-len-huong-theo-gia-que-chi-can-boc-vo-ban-canh-ma-xay-duoc-nha-tau-xe-20201214153519643.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay15,092
  • Tháng hiện tại349,833
  • Tổng lượt truy cập92,727,497
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây