Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Lợi ích kép từ trồng dược liệu

Thứ sáu - 04/12/2020 10:18
Xã Tả Văn Chư (huyện Bắc Hà) hiện có 31,3 ha cây dược liệu đến kì thu hoạch, trong đó cây Cát Cánh được bà con trồng với diện tích 24 ha.
Toàn bộ sản phẩm dược liệu sau khi thu hoạch sẽ được thu mua với giá ổn định



Chủ tịch UBND xã Bùi Trọng Nam cho biết: “Tính đến thời điểm này, toàn xã đã thu hoạch được khoảng trên 80% diện tích, đạt trữ lượng 140/170 tấn củ tươi, đáng mừng là bà con thu hoạch đến đâu, củ và rễ đều được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thu mua hết, với giá cam kết 25.000 đồng/kg, dự kiến sẽ mang về cho bà con trên 4 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ đồng so với cùng kì năm trước”.


Xã đánh giá đây là một vụ thu hoạch thắng lợi, bởi theo ước tính, bình quân mỗi ha cây dược liệu mang về nguồn thu từ 120-140 triệu đồng, cao gấp 5- 6 lần so với cấy lúa, trồng ngô, lại có đơn vị thu mua tận nơi với giá cả ổn định nên bà con rất yên tâm, phấn khởi.


Để thuận lợi cho thu hoạch, nhất là việc bảo quản, bao tiêu sản phẩm củ, ngay từ đầu tháng 10, UBND xã đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện huyện hướng dẫn kỹ thuật cho bà con.


Hiện, các thôn của xã đang thu hoạch theo hình thức “cuốn chiếu” từ thôn này đến thôn khác. Chỉ cần người dân sau khi thu hoạch xong, sản phẩm củ tươi sẽ chuyển lên vị trí thuận lợi, xe tải của Trung tâm đến tận chân ruộng để thu mua sản phẩm.


Có mặt tại Lả Dì Thàng- thôn được xem là vựa dược liệu Cát Cánh lớn nhất xã với diện tích gần 25 ha, chúng tôi nhận thấy đa phần các diện tích trồng dược liệu ở đây đã được bà con thu hoạch xong, một số hộ đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tiến hành cày xới đất, lên luống, chuẩn bị túi ni lon cho vụ sản xuất mới, không khí lao động đang diễn ra tích cực, khẩn trương trên khắp cánh đồng.


Anh Giàng Seo Tềm- một người dân trồng dược liệu của thôn cho biết: “Gia đình tôi vừa thu hoạch xong gần 4.000 ha Cát Cánh được hơn 4 tấn củ, vừa thu hoạch xong buổi sáng đã có xe của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đến tận nơi thu mua nên gia đình rất yên tâm. Hôm nay tôi tiếp tục xới đất, lên luống chuẩn bị hơn 10 bịch ni lon cho vụ mới. Cán bộ xã chỉ đạo nên chủ động làm đất sớm khi thời tiết thuận lợi, mưa mưa một chút thì sẽ trồng, cây sẽ nẩy mầm nhanh hơn”.


Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động bà con cần tranh thủ thời tiết ủng hộ, tiến hành làm đất, chuẩn bị sẵn quỹ đất để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.


Thông qua tuyên truyền, vận động, nhiều hộ dân trồng dược liệu của xã đã chú trọng bám sát khung lịch sản xuất, chủ động huy động anh em, họ hàng đổi công nhau, “thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó” để có thể thực hiện trồng sớm theo khuyến cáo của xã: Khung thời vụ tốt nhất là từ cuối tháng 11 đến trung tuần tháng 12, tránh việc rét đậm, rét hại khắc nghiệt vào mùa đông sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng như việc sinh trưởng phát triển của cây trồng.


Trước hiệu quả kinh tế thiết thực từ cây dược liệu mang lại, cùng sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động, vụ tới đây, toàn xã sẽ trồng mới trên 40ha cây dược liệu, chủ yếu là Cát Cánh. Theo ghi nhận của xã tại các thôn bà con đã đăng kí trồng với diện tích lớn hơn, toàn xã có trên 20 hộ đăng kí trồng mới.


Anh Tráng A Củi- người dân thôn Tẩn Chư cho biết: “Tôi thấy bà con ở các thôn khác, như Lả Dì Thàng trồng dược liệu nói chung, cây Cát Cánh nói riêng cho hiệu quả kinh tế rất cao, nên vụ này cũng đăng kí trồng khoảng 5.000 m2. Cán bộ khuyến nông xã đã hướng dẫn kĩ thuật tỉ mỉ, gia đình đã làm đất sớm, đã dải nilon mặt luống và trồng xong độ hơn một nửa rồi, chắc chỉ khoảng 2 ngày nữa sẽ trồng xong toàn bộ diện tích vào đúng khung thời vụ”.


Cùng với lộ trình xây dựng NTM,  mặc dù đã có những “khởi sắc”, tuy nhiên Tả Văn Chư vẫn là xã vùng 3 thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện với 100% người dân là đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 7 thôn với 462 hộ dân.


Trước đây bà con chỉ quen trồng ngô, lúa một vụ, năng xuất thấp lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên cái nghèo, cái khó luôn đeo bám. Từ ngày cây dược liệu được đưa vào trồng thí điểm cách đây  3 năm (năm 2016 chỉ trồng 1ha), đến nay kinh tế của xã đã có nhiều khởi sắc.


Phong trào trồng, mở rộng diện tích cây trồng dược liệu được bà con hưởng ứng tích cực. Trước đây, tại thôn Lả Dì Thàng bà con chỉ quen trồng ngô một vụ, năng suất thấp, nay đã chuyển đổi thành vựa dược liệu Cát Cánh lớn nhất huyện.


Năm 2019, bà con nơi đây trồng 25ha, sau đó phong trào trồng dược liệu ngày càng phát triển tại các thôn: Dì Thàng, Tẩn Chư, Sà Ván - Sừ Mần Khang, Sín Chải.


Điểm đáng mừng là tại vụ sản xuất này, bà con xã Tả Văn Chư đã chủ động được nguồn giống. Toàn bộ hạt giống được lấy ở các lứa đợt 1, đợt 2, khi thời tiết nắng ráo, tiện phơi phóng nên sẽ đảm bảo chất lượng nảy mầm.


Công tác quy hoạch quỹ đất phát triển dược liệu với 2 loại chính Đương Quy và Cát Cánh cũng được UBND xã quan tâm, chỉ đạo thực hiện.


Chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư Bùi Trọng Nam cho biết thêm: “Nhờ trồng dược liệu, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 43% năm 2018 xuống còn 28% năm 2019, dự kiến đến cuối năm năm nay chỉ còn 19%. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy nỗ lực chung của toàn xã, đặc biệt trong công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng”.


Hiện nay, cây dược liệu Cát Cánh với “ lợi ích kép” vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa nở hoa tím biếc rất đẹp có thể thu hút khách du lịch từ tháng 6 đến tháng 9, “hứa hẹn” một sự đổi thay kì diệu trong tương lai ở mảnh đất này.


Tới đây, xã Tả Văn Chư xác định sẽ chú trọng công tác quy hoạch phát triển vùng trồng dược liệu đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần đổi thay cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số địa phương./.
 

Khuất Linh
http://www.hoinongdan.org.vn/s

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay27,539
  • Tháng hiện tại1,313,964
  • Tổng lượt truy cập88,669,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây