Đồi cây bạch đàn thẳng đều tăm tắp.
Hiện nay, toàn huyện Bảo Yên có gần 14.000 ha rừng sản xuất, cơ cấu cây trồng chủ yếu là trồng thuần loài cây quế nhiều chu kỳ liên tiếp. Loại cây này có giá trị kinh tế cao nhờ tận dụng được tất cả các sản phẩm từ vỏ, thân, lá, nhưng lại có nhược điểm chu kỳ sinh trưởng chậm (từ 8-10 năm) mới cho khai thác. Bên cạnh đó, lá cây bạch đàn có nhiều dầu nên lớp thảm tươi dưới tán rừng không phát triển được, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa mạnh. , thêm vào đó do trồng thuần loài, chu kỳ liên tiếp khiến hệ sinh thái biến đổi, bộ dễ cây quế có chứa tinh dầu khiến đất nhanh bạc mầu, dễ tình trạng sâu bệnh phát sinh thành dịch
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trồng rừng sản xuất, đồng thời bảo vệ đất, môi trường sinh thái, tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, năm 2017, huyện Bảo Yên đã triển khai dự án Trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường bằng cây bạch nuôi đàn cấy mô. Dự án do Công ty Lâm Nghiệp Tây Bắc thực hiện tại xã Bảo Hà, diện tích tích gần 60 ha, giống bạch đàn đưa vào trồng là giống bạch đàn cấy mô có tên là Cự Vĩ DH 32-29, xuất xứ từ Trung Quốc, đã được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Đến nay sau hơn 3 năm trồng cho thấy, bạch đàn cấy mô có bộ rễ phát triển, bám đất mạnh, cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn hẳn so với bạch đàn trồng hạt. Hiện tại cây có đường kính khoảng 12-13 cm, theo tính toán khối lượng tăng trưởng của bạch đàn cấy mô có thể đạt được 25 – 30m3/ha/năm. Theo tính toán, trung bình mỗi chu kỳ cây khoảng 5 năm, năng suất ước đạt 100 m3 – 120 m3 gỗ/ha; chi phí cho 1 ha khoảng 40 triệu đồng. Khi thu hoạch, doanh thu trung bình đạt khoảng 120 – 150 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 20% so với giống cũ và một số giống cây cùng loại (như trẩu, bồ đề…)
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình sẽ là cơ sở để người trồng rừng có thêm sự lựa chọn trong phát triển cây lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị rừng và thu nhập cho người trồng rừng./.
Hiện nay, toàn huyện Bảo Yên có gần 14.000 ha rừng sản xuất, cơ cấu cây trồng chủ yếu là trồng thuần loài cây quế nhiều chu kỳ liên tiếp. Loại cây này có giá trị kinh tế cao nhờ tận dụng được tất cả các sản phẩm từ vỏ, thân, lá, nhưng lại có nhược điểm chu kỳ sinh trưởng chậm (từ 8-10 năm) mới cho khai thác. Bên cạnh đó, lá cây bạch đàn có nhiều dầu nên lớp thảm tươi dưới tán rừng không phát triển được, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa mạnh. , thêm vào đó do trồng thuần loài, chu kỳ liên tiếp khiến hệ sinh thái biến đổi, bộ dễ cây quế có chứa tinh dầu khiến đất nhanh bạc mầu, dễ tình trạng sâu bệnh phát sinh thành dịch
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trồng rừng sản xuất, đồng thời bảo vệ đất, môi trường sinh thái, tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, năm 2017, huyện Bảo Yên đã triển khai dự án Trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường bằng cây bạch nuôi đàn cấy mô. Dự án do Công ty Lâm Nghiệp Tây Bắc thực hiện tại xã Bảo Hà, diện tích tích gần 60 ha, giống bạch đàn đưa vào trồng là giống bạch đàn cấy mô có tên là Cự Vĩ DH 32-29, xuất xứ từ Trung Quốc, đã được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Đến nay sau hơn 3 năm trồng cho thấy, bạch đàn cấy mô có bộ rễ phát triển, bám đất mạnh, cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn hẳn so với bạch đàn trồng hạt. Hiện tại cây có đường kính khoảng 12-13 cm, theo tính toán khối lượng tăng trưởng của bạch đàn cấy mô có thể đạt được 25 – 30m3/ha/năm. Theo tính toán, trung bình mỗi chu kỳ cây khoảng 5 năm, năng suất ước đạt 100 m3 – 120 m3 gỗ/ha; chi phí cho 1 ha khoảng 40 triệu đồng. Khi thu hoạch, doanh thu trung bình đạt khoảng 120 – 150 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 20% so với giống cũ và một số giống cây cùng loại (như trẩu, bồ đề…)
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình sẽ là cơ sở để người trồng rừng có thêm sự lựa chọn trong phát triển cây lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị rừng và thu nhập cho người trồng rừng./.