Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Hiệu quả mô hình nuôi gà đen thương phẩm

Thứ ba - 05/01/2021 03:17
Mặc dù nghề chăn nuôi gia cầm khá phổ biến tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, song bà con nông dân chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống, thời gian nuôi dài, dịch bệnh thường xảy ra nên tỷ lệ sống không cao, năng suất thấp, hiệu quả chưa cao.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã thực hiện mô hình “Nuôi gà đen thương phẩm” với quy mô 800 con. Hai hộ tại xóm 5 xã Nghi Lâm tham gia thực hiện dự án được hỗ trợ 70% chi phí giống và vật tư thức ăn, thuốc thú y, dung dịch hóa chất sát trùng, vắc-xin phòng bệnh; cán bộ khuyến nông thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật. Giống gà được đưa vào nuôi trong mô hình là giống gà ác đen. Đây là giống gà dễ thích nghi, có nhiều ưu điểm, được nhiều người tiêu dùng ưa dùng, có giá trị kinh tế cao.

1 1
 
Mô hình nuôi gà đen ở xã Nghi Lâm
 

Trong quá trình thực hiện, các hộ tham gia đã tuân thủ quy trình kỹ thuật được hướng dẫn như úm gà đảm bảo, tiêm vắc-xin đầy đủ, làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất sát trùng định kỳ, chế độ ăn uống đảm bảo, máng ăn máng uống luôn sạch sẽ và chăm sóc nuôi dưỡng tốt… Vì vậy, giúp đàn gà sinh trưởng và phát triển khá tốt; tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 96%; trọng lượng bình quân đạt 1,8 kg/con.

Qua hoạt toán kinh tế, sau thời gian nuôi 12 tuần, tổng chi phí cho 800 con gà đen thương phẩm nuôi trong mô hình là 89.580.000 đồng; Tổng  thu là 124.416.000 Đồng. Mô hình thu lãi thuần là 34.836.000 đồng, cao hơn so với mô hình đối chứng nuôi theo phương pháp truyền thống là 24.296.000 đồng.

Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình góp phần nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi gà cho người lao động ở vùng miền núi khó khăn, cung cấp sản phẩm thịt gà an toàn cho thị trường. Ngoài ra, mô hình trình diễn  là nơi tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho các hộ chăn nuôi những vùng lân cận, qua đó tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cùng nhau làm giàu chính đáng.

Hồ Thị Ca/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm228
  • Hôm nay36,160
  • Tháng hiện tại1,236,019
  • Tổng lượt truy cập88,591,089
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây