Theo báo cáo của Cục Thú y đã hỗ trợ các địa phương xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh tại Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,….); xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Dương,… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cụ thể, Cục Thú y đã hỗ trợ Công ty TNHH Koyu & Unitek xuất khẩu thành công thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản (Cục Thú y Nhật Bản đã chấp thuận cho phép xuất khẩu từ ngày 22/6/2017).
Ngoài ra, Cục Thú y cũng hỗ trợ hình thành nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm khác để tiêu thụ trong nước.
Điển hình như 4 chuỗi trứng gà của Công ty Vương Huỳnh, Nhà máy lựa trứng Đồng Nai, HTX Nông sản Ngọc Định, HTX Nông nghiệp Phú Ngọc, mỗi năm cung cấp ra thị trường trong nước hơn 218 triệu quả trứng; 6 chuỗi thịt gà (Công ty Bình Minh, Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình, HTX Nông nghiệp Phú Ngọc, Cơ sở giết mổ tập trung - Công ty TNHH Leboucher, Cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến Phong Hiền, Công ty Sunjin), mỗi năm các chuỗi cung cấp ra thị trường khoảng 36.000 tấn thịt gà.
Tại tỉnh Bình Dương, Cục Thú y đã hỗ trợ Công ty Cổ phần Chăn nuôi gia cầm VietSwan xây dựng chuỗi thịt gà chế biến phục vụ xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có Công ty TNHH Thực phẩm 3F Việt (ấp Kiến An, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng) đã hình thành chuỗi hệ thống trang trại chăn nuôi gia cầm cung cấp sản phẩm cho nhà máy giết mổ trên cùng địa bàn tỉnh và tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tại tỉnh Tây Ninh Cục Thú y đã hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất trứng gà của Công ty TNHH QL Việt Nam Agroresourses, tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu đi Hồng Kông.
Tại tỉnh Bình Phước, từ năm 2018, Cục Thú y hỗ trợ Công ty TNHH CPV Food xây dựng thành chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh để xuất khẩu.
Nhờ đó, chuỗi sản xuất từ nhà máy thức ăn, con giống, trang trại chăn nuôi gà thương phẩm, nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm xuất khẩu hình thành trên phạm vi 06 huyện Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long, Đồng Phú và Bù Đăng.
Cuối năm 2020, CPV Food đã có lô hàng đầu tiên xuất khẩu đi Hồng Kông - Trung Quốc. Dự kiến trong năm 2021 sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Singapore, Philippines, Mông Cổ và Trung Đông.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Bộ NNPTNT, sự vào cuộc của các địa phương, tính đến ngày 25/4/2021, cả nước có trên 2.285 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Bao gồm 01 vùng cấp tỉnh (TP. Hồ Chí Minh an toàn với 03 bệnh: dại, lao, sảy thai truyền nhiễm ở gia súc), 30 vùng cấp huyện, 131 cơ sở cấp xã và 2.122 cơ sở, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi tại 54 tỉnh, thành phố.
Chỉ tính riêng chăn nuôi gia cầm, tính đến ngày 25/4/2021, cả nước có trên 974 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh đối với cúm gia cầm, Newcaston, Gumboro, dịch tả vịt, trong đó có 14 vùng cấp huyện, 68 cơ sở cấp xã và 983 hộ, trang trại chăn nuôi tại 36 tỉnh, thành phố.
Ông Nguyễn Văn Long cho rằng, để tổ chức xây dựng thành công các cơ sở, chuỗi chăn nuôi khép kín, tiến tới xây dựng được các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vai trò và kế hoạch của các doanh nghiệp, người chăn nuôi là quan trọng nhất.
Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chăn nuôi tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp duy trì, xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh để xuất khẩu (chuỗi xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty Koyu & Unitek tại Đồng Nai, chuỗi xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty TNHH CPV Food tại Bình Phước, chuỗi xuất khẩu thịt gà chế biến của Công ty Công ty Cổ phần Chăn nuôi gia cầm VietSwan tại Bình Dương,…); chuỗi sản xuất thịt lợn của Công ty GreenFeed Việt Nam tại Bình Thuận, Bình Phước và một số địa phương...
Các doanh nghiệp chăn nuôi có nhu cầu chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thú y các cấp và các đơn vị liên quan của địa phương lập kế hoạch, đề án xây dựng chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng của từng hợp phần trong chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh; xây dựng, hoàn thiện và vận hành các quy trình có liên quan đến sản xuất, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Xây dựng và thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm; xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam; chuẩn bị hồ sơ và tham gia mời cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu đến đánh giá, công nhận chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
P.V/https://danviet.vn/
https://danviet.vn/nhung-trai-ga-khong-lo-hien-dai-duoc-xay-dung-khap-noi-thit-ga-viet-nam-se-ban-di-nhieu-nuoc-20210429151829711.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã