Học tập đạo đức HCM

Người sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo tại Ninh Thuận

Thứ tư - 28/04/2021 04:40
Từ niềm đam mê với ngành sinh học, Đinh Hạnh, cô gái trẻ sinh năm 1994 tại khu phố 3, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận quyết định khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm đông trùng hạ thảo và có doanh thu "khủng".
1 51
Đinh Hạnh (bên trái) trò chuyện với tác giả

Đinh Hạnh chia sẻ, lúc trước em chỉ trồng nấm linh chi và nấm bào ngư nhưng để đầu tư mở rộng sản xuất thì cần tìm thị trường tiêu thụ mạnh. Tìm hiểu em thấy loài nấm đông trùng hạ thảo trồng không tốn nhiều diện tích mà còn có thể chế biến ra được nhiều loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người, được thị trường ưa chuộng nên em đã nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi trồng loài nấm này khoảng 5 năm nay.

Đinh Hạnh cho biết: “Thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh ở mỗi khu vực là khác nhau, mặc dù đã học lý thuyết trong khoá học về đông trùng hạ thảo tại trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và được các thầy cô giúp đỡ hướng dẫn tận tình, nhưng khi về thực hành tại quê nhà em vẫn vấp phải nhiều vấn đề phát sinh, nhiều khó khăn ngoài sách vở phải tự mày mò nghiên cứu. Rất vui vì đã vượt qua được những thử thách này”.

2 43
Đinh Hạnh trong phòng nuôi cấy mô

Với sự giúp đỡ của một giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, cùng với sự chịu khó mày mò học hỏi, rút kinh nghiệm thực tế từ các mô hình trồng nấm trước đó, cộng với tham khảo sách báo, Đinh Hạnh đã làm chủ quy trình công nghệ từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo để cung ứng ra thị trường tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh.

Hạnh chia sẻ thêm: “Nấm đông trùng hạ thảo này được nuôi cấy trên giá thể hỗn hợp bao gồm: gạo lứt, nước dừa, giá đỗ, khoai tây, nhộng tằm xay. Từ lúc cấy đến lúc thu hoạch khoảng hơn 40 ngày, với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... vô cùng khắt khe. Toàn bộ quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo phải trải qua nhiều khâu khử trùng nghiêm ngặt như: môi trường nuôi cấy, cấy giống cấp 1, cấy giống cấp 2, sau đó đến khâu ươm sợi kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái. Việc nhân giống, cũng như các khâu nuôi trồng đông trùng hạ thảo phải được tuân thủ các quy trình kỹ thuật kép kín có như vậy sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng”. Sản phẩm đông trùng hạ thảo do cơ sở Hạnh sản xuất có hàm lượng dược chất đánh giá khá cao so với mặt bằng chung.

3 36
Phòng nuôi được sắp xếp các kệ có sức chứa lên đến 20.000 hũ

Trên diện tích nhà xưởng hơn 500 m2, được xây dựng khang trang gồm đầy đủ các phòng vô trùng, phòng lạnh, phòng cấy nấm, phòng nuôi và khu chế biến biến thành phẩm, cùng với các trang thiết bị chuẩn của phòng nuôi, cấy nấm. Riêng phòng nuôi 50 m2, có các kệ chứa lên đến 20.000 hũ/mẻ. Theo tính toán trung bình, mỗi mẻ cho 20 kg ĐTHT khô, Hạnh bán sỉ với giá 30.000.000 đồng/kg. Cơ sở của Hạnh cung cấp rất nhiều sản phẩm từ đông trùng hạ thảo như: phôi giống cho các cơ sở nuôi, nấm đông trùng hạ thảo tươi, khô, khô nguyên khối, rượu, trà, detox, nước chiết từ đông trùng hạ thảo, sữa chua,... với tên thương mại “Đông trùng hạ thảo Nanola Ninh Thuận” giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn sử dụng dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe.

4 32
Một số sản phẩm từ đông trùng hạ thảo do cơ sở của Đinh Hạnh sản xuất

Các sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo do Đinh Hạnh sản xuất đã được đăng ký nhãn hiệu, kiểm tra mẫu chất lượng, sản phẩm được đóng gói bao bì, nhãn mác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm không những được trưng bày tại 382 Thống Nhất, TP. Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận mà còn kết nối được với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua kênh bán online. Không dừng lại ở đó, cô gái trẻ còn đang ấp ủ ước mơ đưa sản phẩm của mình xuất khẩu đi các thị trường quốc tế./.

Cơ Nguyên/http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay19,770
  • Tháng hiện tại212,863
  • Tổng lượt truy cập92,590,527
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây