Học tập đạo đức HCM

Phòng trừ rầy lưng trắng, bảo vệ lúa mùa

Thứ ba - 03/08/2021 09:56
Ngành nông nghiệp Nam Định yêu cầu các địa phương tập trung phòng trừ rầy lưng trắng nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa.
Nhiều diện tích lúa ở Nam Định đã được quây túi bóng nhằm hạn chế chuột quậy phá. Ảnh: An Lãng.

Nhiều diện tích lúa ở Nam Định đã được quây túi bóng nhằm hạn chế chuột quậy phá. Ảnh: An Lãng.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, hiện nay rầy lứa 4 (chủ yếu rầy lưng trắng) đã nở trên trà lúa mùa trung cấy sớm ở các xã như Nghĩa Tân, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Hưng); Trực Đạo, Trực Thanh (huyện Trực Ninh); Hải Phúc (huyện Hải Hậu) ... với mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2, cao 10 - 20 con/m2, cục bộ 70 - 100 con/m2, phổ biến rầy trưởng thành và tuổi 1, 2. Hiện rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng và tăng mật độ do điều kiện thời tiết và cây trồng rất thuận lợi.

Rầy lứa 4 (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) nở rộ từ ngày 29/7 - 4/8, trùng với giai đoạn rất mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen hại lúa mà Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã cảnh báo ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, lúa cỏ (lúa dại, lúa ma) có sức sinh sản và phát triển rất mạnh đang xuất hiện tại Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực... Nếu không điều tra, phát hiện để xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo.

Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho hay, để chủ động hạn chế thấp nhất nguy cơ phát sinh dịch bệnh lùn sọc đen và lúa cỏ trong vụ mùa 2021, đơn vị đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ lúa mùa; điều tra phát hiện để nhổ, tỉa bỏ các cây lúa cỏ lẫn tạp trên ruộng lúa.

Tổ chức phun trừ rầy lưng trắng lứa 4 để phòng ngừa bệnh lùn sọc đen tập trung từ ngày 29/7 - 4/8. Các huyện phía nam tỉnh và những vùng đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen trong những vụ trước cần tổ chức tốt phòng trừ rầy lứa 4. Sau 3 ngày phun thuốc nếu rầy còn mật độ cao cần tiếp tục phun trừ lại.

Ngoài ra, phát động và tổ chức diệt chuột, chú trọng biện pháp thủ công như đào bắt kết hợp với các loại bẫy. Tuyệt đối không dùng điện và các biện pháp gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Tích cực diệt ốc bươu vàng và cỏ dại, nhất là cỏ đuôi phụng hại lúa.

An Lãng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,294,849
  • Tổng lượt truy cập88,649,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây