Học tập đạo đức HCM

Đa dạng kênh tiêu thụ na

Thứ tư - 04/08/2021 00:56
Vụ na 2021 rơi vào cao điểm dịch Covid-19 nên tỉnh Thái Nguyên chủ động từ rất sớm áp dụng tối đa kênh tiêu thụ cho bà con nông dân.
Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na mang đến niềm tin về một vụ na thắng lợi. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na mang đến niềm tin về một vụ na thắng lợi. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Tại Thái Nguyên, cây na phát triển mạnh ở huyện Võ Nhai với diện tích trên 450ha, trong đó 100ha được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Sản lượng thu hoạch quả na đạt trên 4500 tấn/năm.

Bà Vũ Thị Huệ, Phó chủ tịch UBND huyện Võ Nhai cho biết, ngay từ đầu tháng 6/2021, huyện đã có công văn đề nghị UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, Sở Công thương triển khai kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ na cho bà con nhân dân. 

Theo đó, các cấp ngành sẽ chung tay hỗ trợ tìm đầu ra để kết nối, tiêu thụ đưa na vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh, thành phố lớn để quảng bá. Tại địa phương, Võ Nhai xây dựng kịch bản chi tiết tổ chức chương trình ngày hội xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm na với 10 gian hàng bán, trưng bày sản phẩm na ngay trong huyện.

Chị Triệu Thị Luyến, hộ trồng na thuộc xã La Hiên cho biết, đầu vụ năm nay na có giá 30.000 - 45.000 đồng/kg. Dù thấp hơn so với những năm trước, nhưng trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay chị chị Luyến chia sẻ, bà con nông dân vẫn hài lòng.

Ngoài sự vào cuộc nhiệt tình của hệ thống các cơ quan thông tin truyền thông, thời điểm này, tại một số vị trí trọng yếu của tỉnh Thái Nguyên và huyện Võ Nhai, pano, áp phích, tờ rơi đã được triển khai để quảng bá sản phẩm na Võ Nhai. Sở Công thương Thái Nguyên đã xây dựng 11 gian hàng nhận diện “Điểm kết nối, tiêu thụ sản phẩm quả na”.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công thương Thái Nguyên cho biết, ngoài quảng bá theo cách truyền thống, đơn vị đã đẩy mạnh truyền thông qua các kênh thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số, như sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh, mạng xã hội (Zalo, Face book...).

Sở Công thương cũng đã áp dụng hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm na áp dụng giải pháp công nghệ số để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, quản lý an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến, hiện đại hóa hệ thống phân phối.

Cây na trồng tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai thành món đặc sản được khách hàng gần xa ưa thích. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cây na trồng tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai thành món đặc sản được khách hàng gần xa ưa thích. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

"Hiện Sở Công thương đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm xúc tiến thương mại trực tiếp kết nối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na. Ngoài trách nhiệm kết nối cung cầu, Trung tâm còn là đầu mối tiếp nhận, cùng với HTX na La Hiên chịu trách nhiệm hỗ trợ vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Sở cũng yêu câu Trung tâm bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ) để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na." Ông Hoàng nhấn mạnh.

Ông Ngô Tất Khánh, Giám đốc Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Minh Cầu cho biết, cách làm của ngành công thương tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm cho đơn vị bao tiêu. Đặc biệt, việc hỗ trợ vận chuyển trong điều kiện dịch Covid-19 cho phép các khách hàng lớn yên tâm về thủ tục giao thương và an toàn sản phẩm.

Bà Hà Thị Bích Hồng, Bí thư huyện ủy huyện Võ Nhai cho biết, sự vào cuộc khẩn trương, nhiệt tình của các ngành, đoàn thể hỗ trợ người trồng na mang lại hy vọng về một vụ na thắng lợi. Tuy nhiên, về lâu dài, để có chiến lược căn cơ, huyện mong nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn về khoa học, kỹ thuật, công nghệ để thực hiện mong muốn kéo dài mùa na chín, kéo dài thời gian bảo quan. Chỉ như vậy, na Võ Nhai mới có cơ hội đi xa hơn trong quá trình trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bền vững của địa phương.

Đồng Văn Thưởng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,292,512
  • Tổng lượt truy cập88,647,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây