Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Cô nàng kỹ sư thực phẩm Đại học Bách khoa bỏ phố về làng làm thứ bánh quê

Thứ ba - 11/08/2020 20:21
Sau nhiều năm bôn ba ở TP Đà Nẵng, chị Trần Thị Ánh Tuyết nhận thấy công việc hiện tại không phải là niềm yêu thích của mình nên quyết định về quê xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam khởi nghiệp với nghề làm bánh đậu xanh.

Bỏ phố về làng làm thứ bánh quê

Chị Trần Thị Ánh Tuyết (31 tuổi, trú thôn Khánh Mỹ, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng năm 2012, chuyên ngành công nghệ thực phẩm. 

Thời gian sau đó, chị cố gắng bám trụ tại TP Đà Nẵng với công việc KCS (kiểm soát chất lượng sản phẩm) tại Công ty Thủy sản Vân Đồn. Nhưng dần nhận thấy đây không phải là niềm yêu thích của bản thân nên Tuyết quyết định nghỉ việc, về quê khởi nghiệp.

Cô gái xứ Quảng thành công bất ngờ với “bí quyết” làm bánh đậu xanh ngon - Ảnh 1.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết, chủ cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Mỹ Khánh.

Chị Tuyết nhớ lại: "Đi làm tại Đà Nẵng được vài năm thì tôi cảm nhận nơi đây không thật sự phù hợp với mình. Lúc đó, tôi nhận thấy mình rất yêu thích nghề làm bánh. Tại quê nhà lại có sẵn nguồn nguyên liệu nên tôi hình thành ý tưởng khởi nghiệp. Với quyết tâm theo đuổi đam mê...".

Chị Tuyết cố gắng vừa đi làm, vừa đi học thêm một khóa dạy làm bánh truyền thống tại TP Đà Nẵng. Sau đó, tôi tìm đến một số thợ làm bánh lâu năm ở Hội An để học hỏi thêm kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng làm bánh đậu xanh cổ truyền".

Cô gái xứ Quảng thành công bất ngờ với “bí quyết” làm bánh đậu xanh ngon - Ảnh 2.

Bánh đậu xanh nhân thịt được làm từ đậu xanh, đường cát, thịt heo, muối, tiêu, chao, ngũ vị hương.

Khi chị Tuyết muốn học làm bánh và dự định mở cơ sở sản xuất bánh đậu xanh thì được gia đình nhiệt tình ủng hộ. Hơn 4 sào đậu xanh của ba mẹ chồng là nguồn nguyên liệu cho chị thỏa sức thử nghiệm, sáng tạo ra những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon, chất lượng và an toàn.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết cho biết, dù đã có kỹ năng làm bánh đậu xanh khá vững, thành thục tay nghề nhưng khi bắt tay vào sản xuất thì vấp phải nhiều lần thất bại. Bánh đậu xanh làm ra bị vỡ nhiều, tỷ lệ bánh thành phẩm hao hụt lớn, chưa đạt được mùi vị đặc trưng. Đặc biệt, loại bánh đậu xanh nhân thịt được chị chọn làm sản phẩm chủ lực có cách chế biến rất tỉ mỉ, cần độ chính xác cao.

Cô gái xứ Quảng thành công bất ngờ với “bí quyết” làm bánh đậu xanh ngon - Ảnh 3.

Quy trình làm bánh đậu xanh yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác và cần cái tâm tình của người thợ trong đó.

"Làm bánh đậu xanh làm không khó, nhưng để có một mẻ bánh thành công thì phải tỉ mỉ, chính xác ở một số công đoạn. Quan trọng nhất là phải chọn được nguồn nguyên liệu chính là đậu xanh tươi, sạch để ngâm tách vỏ trong 2 tiếng, đem hấp chín, ngào đường, cán và ray thành bột… Tôi chỉ dùng đậu xanh để xay thành bột làm bánh, không pha trộn với các loại bột khác. Điều này giúp tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng cho chiếc bánh đậu xanh truyền thống. Đó là bí quyết để tôi thành công như ngày hôm nay", chị Tuyết vừa xếp bánh vừa tâm nói.

Thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm

Năm 2018, cơ sở bánh đậu xanh Mỹ Khánh do chị Trần Thị Ánh Tuyết làm chủ được thành lập. Lúc này, giá cả và thị trường trở thành một bài toán khó đối với chị. Bởi bánh đậu xanh là mặt hàng phổ biến ở nhiều nơi, giá thành lại rẻ hơn vì đậu xanh chiếm không nhiều trong thành phần, khiến bánh của cơ sở chị Tuyết chật vật tìm đầu ra.

Cô gái xứ Quảng thành công bất ngờ với “bí quyết” làm bánh đậu xanh ngon - Ảnh 4.

Bánh đậu xanh phải có hình dáng đẹp mắt, vị ngọt bùi, giòn tan, có chút béo và thơm mùi đậu xanh.

Chị Tuyết chia sẻ: "Khi những mẻ bánh đậu xanh thịt của tôi đã đạt được vị ngọt bùi, giòn tan, có chút béo và thơm mùi đậu xanh thì sản phẩm lại gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, mỗi người thợ làm bánh có một tay nghề khác nhau, dẫn đến sản phẩm của họ cũng có hương vị khác. Bánh làm ra dù rất ngon, chất lượng nhưng giá cả có phần cao hơn một số nơi khác thì hàng sẽ khó bán, hoặc bán không nhiều".

Bằng sự kiên trì, nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mà thương hiệu bánh đậu xanh Mỹ Khánh đã được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. Những gói bánh đậu xanh đại diện cho miền quê xứ Quảng có mặt ở khắp các cửa hàng, đại lý, chợ lớn, siêu thị ở: Quảng Nam, TP Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh… và trở thành một món quà đặc sản gây thương nhớ cho nhiều du khách.

Cô gái xứ Quảng thành công bất ngờ với “bí quyết” làm bánh đậu xanh ngon - Ảnh 5.

Bánh đậu xanh Mỹ Khánh trở thành món quà đặc sản gây thương nhớ cho nhiều du khách khi đến thăm xứ Quảng.

Mỗi ngày, cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Mỹ Khánh sử dụng khoảng 80kg đậu xanh tươi, làm ra 100kg bánh, bán với giá 100.000 đồng/kg. Tạo việc làm cho 5 lao động cố định, với mức lương từ 120.000-150.000 đồng/người/ngày, tùy vào công đoạn và tay nghề. Bên cạnh đó, chị Tuyết còn tạo việc làm thời vụ cho một số học sinh trong thôn, tăng cường sản xuất vào mùa cao điểm. Sau khi trừ mọi chi phí, cơ sở sản xuất bánh đậu xanh Mỹ Khánh thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/năm.

Bà Huỳnh Thị Tân (58 tuổi, nhân công tại xưởng Mỹ Khánh) vui vẻ nói: "Tôi thấy làm bánh tại đây vừa nhẹ nhàng, thoải mái, lại thuận tiện đi lại nên tôi gắn bó từ khi thành lập cho đến nay. Các lao động ở đây đều phải tuân thủ quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là khâu chế biến thịt heo để làm bánh đậu xanh nhân thịt, phải rửa sạch bằng nước muối, cắt nhỏ, ướp gia vị theo tỷ lệ phù hợp để cho ra một chiếc bánh thơm ngon nhất".

Bánh đậu xanh nhân thịt Mỹ Khánh đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam năm 2019. Thời gian tới, chị Tuyết sẽ đầu tư thêm vốn để mở rộng quy mô nhà xưởng, gia tăng năng suất hoạt động của máy móc, phát triển sản phẩm bánh đậu xanh chay, nhằm đa dạng các sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập.

Tuyết Nhung - Trần Hậu/https://danviet.vn/

https://danviet.vn/quang-nam-nu-ky-su-thuc-pham-dai-hoc-bach-khoa-bo-pho-ve-lang-lam-thu-banh-que-20200808160531546.htm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay22,040
  • Tháng hiện tại404,063
  • Tổng lượt truy cập90,467,456
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây