Cỏ dại trong vườn rau sạch của gia đình bà Lương Thị Hạnh được làm sạch thủ công. Ảnh: P.L
Tuy nhiên, để có được kết quả đó, bà Hạnh đã kiên trì làm rau “chuẩn sạch” từ 6 năm trước. Thời điểm đó, trong khi đầu ra của sản phẩm là nỗi trăn trở của các thành viên của tổ hợp tác thì diện tích trồng rau của gia đình bà Hạnh đã có đầu ra ổn định.
Bà Lương Thị Hạnh cho biết, trong một lần cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk xuống khảo sát vùng sản xuất để cấp chứng nhận VietGAP cho tổ hợp tác, đại diện một cửa hàng thực phẩm sạch tại TP.HCM đã lấy mẫu rau tại vườn của gia đình. Sau khi kiểm tra các chỉ số dư lượng chất hóa học đạt chuẩn, cửa hàng này đã nhận bao tiêu sản phẩm rau sạch của bà Hạnh. Theo bà Hạnh, để làm “chuẩn sạch”, rau trồng phải đảm bảo không phun xịt các loại thuốc, phân hóa học.
“Để chống côn trùng có hại, tôi tự chế nước phun từ ớt, hành, tỏi, thuốc lào. Chỉ khi rau bị bệnh hại quá nặng tôi mới dùng đến chế phẩm sinh học. Còn nguồn phân bón trong vườn hoàn toàn là phân chuồng, được ủ hoai bằng men vi sinh” - bà Hạnh cho biết.
Hiện gia đình bà Hạnh có 1.200m2 trồng các loại rau ăn lá, rau gia vị và rau lấy củ. Điều đặc biệt là tất cả các chế phẩm sử dụng cho rau tại vườn bà Hạnh đều được cửa hàng thu mua cung cấp miễn phí. Trung bình mỗi ngày vườn rau sạch của bà Hạnh cung cấp 40 - 50kg rau các loại. Bà Hạnh cho biết đã có vài đơn vị chuyên cung ứng rau sạch của Nhật Bản muốn thu mua rau sạch, nhưng do rau chuẩn sạch không dễ làm, sản lượng không đủ đáp ứng nên gia đình bà đành từ chối.
Được biết, năm 2019 vừa qua, thông qua tổ hợp tác rau an toàn Phú Vinh, gia đình bà Hạnh được UBND TP.Buôn Ma Thuột hỗ trợ một phần nguồn vốn đối ứng để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun sương tự động. Với sự hỗ trợ của thành phố, bà Hạnh đã đầu tư thêm để làm nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương trên toàn bộ diện tích trồng rau sạch của gia đình.
Bà Hạnh cho rằng rau trồng trong nhà lưới sẽ hạn chế được sâu bọ, côn trùng phá hoại, còn hệ thống phun sương tự động giúp tiết kiệm nước tưới, đặc biệt hữu ích trong mùa khô hạn ở Đăk Lăk.
Theo nhiều nông dân tại vùng chuyên canh rau Hòa Phú, làm rau chuẩn sạch như bà Hạnh không hề dễ dàng. Trồng rau chuẩn sạch nôm na là không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Nhưng cái khó nhất trong sản xuất rau sạch là xử lý sâu hại, côn trùng, rệp sáp… Nếu người trồng chậm trễ hoặc bất lực vài ngày, cả vườn rau sẽ bị phá hoại, lụi tàn, không thể phục hồi. Đó cũng là lý do vì sao đến nay sản lượng rau sạch vẫn chưa nhiều, giá thành sản xuất còn cao.
Phạm Ly/http://danviet.vn/
http://danviet.vn/nha-nong/rau-sach-van-ban-deu-trong-nhung-ngay-dich-covid-19-1080902.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;