Học tập đạo đức HCM

Trong 'thành trì' của lúa lai nội

Thứ tư - 02/06/2021 21:56
Vỏn vẹn 20 cán bộ, trong đó có 3 tiến sĩ, 12 thạc sĩ, vẫn ngày ngày nghiên cứu trên khuôn viên 15 ha, dù ngoài kia diện tích lúa lai có sụt giảm.
TS Lê Hùng Phong - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) - bên một giống lúa lai thế hệ mới. Ảnh: Dương Đình Tường. 

TS Lê Hùng Phong - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) - bên một giống lúa lai thế hệ mới. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Ưu và nhược điểm của lúa lai nội

TS Lê Hùng Phong - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) người đen nhẻm vì cháy nắng vừa dẫn tôi ra thăm những giống lai thế hệ mới vừa kể. Khi còn là sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I bản thân anh đã chọn nghề tạo giống lúa, đề tài tốt nghiệp cũng làm về lúa lai, do PGS.TS Nguyễn Thị Trâm hướng dẫn.

Bà khuyên: “Nếu em thích nghề này thì hãy đến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai”. Khi đó đơn vị này vừa thành lập vào năm 1994. Cho đến bây giờ đây vẫn là trung tâm nghiên cứu duy nhất về lĩnh vực này.

Theo anh Phong, nếu như phía Nam bộ giống chủ yếu có nguồn gen từ Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI thì phía Bắc bộ giống chủ yếu từ Trung Quốc kể cả lai và thuần. Nghiên cứu lúa lai ở nước ta có thể chia làm nhiều giai đoạn: Từ năm 1995 - 2000, cơ bản ta nghiên cứu hoàn thiện và đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt giống F1 và sản xuất dòng bố mẹ nhập nội từ Trung Quốc.

Từ năm 2000 - 2010 chủ yếu sử dụng dòng mẹ có sẵn của Trung Quốc để lai tạo với dòng bố của mình. Bởi vậy, ưu thế lai về năng suất cũng như chất lượng của giống nội không vượt được so với giống Trung Quốc nhập nội. Từ đó, ta định hướng, ngoài sử dụng vật liệu nhập nội ra từ nguồn vật liệu ấy, cải tiến, đưa gen bất dục, gen phục hồi, tạo nguồn vật liệu bố mẹ mới của Việt Nam.

Sang giai đoạn năm 2011 - 2015, Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (nay thuộc Viện Cây lương thực Cây thực phẩm) đã tạo ra những dòng giống bố mẹ theo định hướng riêng như E15S, T6S, AMS35S, D116S, AMS211A,14A... Đây là những dòng mẹ của một số giống lúa lai Việt Nam chất lượng như HQ19, Lai thơm 6, HYT124…

Trong vụ xuân cơ bản ta sử dụng các giống lúa lai của Trung Quốc bởi chúng ưu thế hơn về năng suất và dạng hình nhưng vụ mùa chủ yếu sử dụng các giống lúa lai hai dòng sản xuất trong nước bởi thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, chất lượng khá hơn. Hiện nay bộ giống lúa lai nhập nội có chất lượng ngày một tốt hơn như: Thái Xuyên 111; Ly2099; LP1601…

Bên cạnh đó ta cũng đã chọn tạo thành công những giống lúa lai hai dòng chất lượng có thể gieo trồng được hai vụ trong năm như HQ19, Lai thơm 6, HYT124, MCH2…

Cận cảnh lúa lai giống mới. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cận cảnh lúa lai giống mới. Ảnh: Dương Đình Tường.

Định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT là chọn giống lúa lai chống chịu sâu bệnh, nâng cao chất lượng và tiến tới ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực sự là chúng ta cũng có những thành công trong chọn tạo như có những dòng bố mẹ cho chọn giống chất lượng, chuyển được gen chống chịu sâu bệnh vào.

Đến giờ ta có những giống có thể nói chất lượng ngang ngửa với giống lúa lai nhập nội tốt nhất hiện nay là Thái Xuyên 111 (có thời điểm bán tới 150.000đ/kg) ví dụ như lúa lai hai dòng HQ19, HYT124, Lai thơm 6, MCH2… với giá bán 100.000 - 120.000đ/kg, một số giống lúa lai ba dòng triển vọng chọn tạo trong nước như HYT325, HYT315 với hạt gạo dài  trên 7mm, gạo trong, hàm lượng amylose 16 – 18%, cơm thơm dẻo. 

Tuy nhiên, một trong những yếu điểm của các giống chọn tạo trong nước là dạng hình trên đồng ruộng không được bắt mắt như những giống lúa lai của Trung Quốc bởi họ có những công nghệ, nguồn gen không những tạo ra năng suất cao, chất lượng mà dạng hình còn rất đẹp… Chúng ta đã tạo ra các dòng bố mẹ riêng của mình từ vật liệu của Trung Quốc, tiếc rằng chưa khai thác hiệu quả nguồn gen bất dục đực từ lúa bản địa và lúa hoang nội.

Chọn giống theo hướng gạo xuất khẩu

Theo anh Phong, vừa qua thị trường lúa lai đi xuống bởi sự cạnh tranh của lúa thuần chất lượng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thêm vào đó, do công nghiệp hóa, đô thị hóa, diện tích đất trồng lúa giảm, nhu cầu lương thực không lớn, giá giống nhập nội cao, không chủ động được nguồn giống trong khi hàng nội chỉ đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu.

Mục tiêu phát triển lúa lai trong thời gian tới không nhất thiết phải là tăng diện tích gieo trồng mà là phải nâng được tỷ lệ hàng nội đang từ hơn 30 - 35% lên 40, 50%..., chinh phục thị trường bằng giống chất lượng cao.

TS Lê Hùng Phong: 'Kết quả công việc của chúng tôi đến hiện nay có thể nói chưa đạt được như mong muốn'. Ảnh: Dương Đình Tường.

TS Lê Hùng Phong: "Kết quả công việc của chúng tôi đến hiện nay có thể nói chưa đạt được như mong muốn". Ảnh: Dương Đình Tường.

TS Lê Hùng Phong tâm sự: “Trước đây chúng tôi hay nói đùa: "Lúa lai tuy trỗ lai rai nhưng mà năng suất vẫn gấp hai lúa thường”, nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy “để tạo được giống lúa lai, thời gian, công sức phải gấp hai lúa thuần”.

Ví dụ, thời gian nghiên cứu chọn được 1 giống lúa thuần có thể 5 năm nhưng lúa lai phải mất 10 năm. Hơn nữa sản xuất hạt giống lúa lai do thụ phấn ngoài, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, vào đặc điểm nhận phấn, cho phấn của dòng mẹ, bố, khi bố mẹ kết hợp có tạo ra ưu thế hay không…

Nói tóm lại sản xuất hạt giống lúa lai cần đầu tư lớn mà rủi ro lại cao nên các doanh nghiệp có tiếng như ThaiBinhseed cũng chưa đầu tư cho sản xuất hạt giống lúa lai, Vinaseed chỉ tập trung vào sản xuất các giống lúa lai thế hệ cũ, dễ làm như Nhị ưu 838 và giờ mới bắt đầu với giống mới nhập từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm giống của tỉnh có bản quyền giống như Cty TNHH Cường Tân, Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng, Trung tâm giống Lào Cai, Viện KH Nông nghiệp Thanh Hóa, Vietseed… đầu tư cho sản xuất lúa lai trong nước.

Hiện nay, hệ thống nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai chính thống chỉ có Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Chúng tôi đang thực hiện chương trình chọn tạo giống lúa lai đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Bên cạnh đó bắt đầu nghiên cứu chọn giống lúa lai ứng phó với biến đổi khí hậu.

HYT 315 - giống lúa lai thế hệ mới ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai. Ảnh: Dương Đình Tường.

HYT 315 - giống lúa lai thế hệ mới ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai. Ảnh: Dương Đình Tường.

Làm ra được giống tốt nhưng chuyện bán bản quyền thời điểm này khó bởi hai ba vụ trúng mùa mà một vụ mất là công sức sản xuất bằng không nên các doanh nghiệp không thiết tha. Có một hướng đi mới là kết hợp với doanh nghiệp để cùng đầu tư, chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro. 

Trung tâm giờ là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần (45-50%). Kết quả công việc của chúng tôi đến hiện nay có thể nói chưa đạt được như mong muốn. Ví dụ, về kiểu hình của lúa lai nội so với lúa lai Trung Quốc vẫn kém, cần được cải tiến để tiệm cận hơn với giống nhập nội.

Điều tôi thấy tiếc nhất là cơ hội góp phần phát triển sản xuất lúa lai nội là ở thời điểm HYT100 được công nhận giống mà chưa có doanh nghiệp mạnh để đầu tư cho nó. Chất lượng của HYT100 tốt tuy nhiên khó khăn trong sản xuất hạt giống, đây cũng là những yếu điểm chung của các giống lúa lai chất lượng. Nếu cải tiến được điểm yếu này thì cơ hội phát triển sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều thứ có thể khai thác và tin rằng lúa lai sẽ phát triển tốt.

Tôi từng đi chuyên gia ở Châu Phi nơi cơm chỉ dành để mời khách quý, chứng tỏ hạt gạo vẫn có vai trò rất lớn trên thế giới với những nước đông dân hay cần đảm bảo an ninh lương thực. Để phát triển lúa lai lẫn lúa thuần nói riêng và ngành giống nói chung nếu Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT không có chính sách đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu trong nước thì rất khó để cạnh tranh với sản phẩm ngoại".

Những doanh nghiệp lớn, nhiều tiền họ cũng chỉ đầu tư cho nghiên cứu ở mức độ thăm dò, khảo nghiệm giống chứ không phải là nghiên cứu sâu. Bởi thế vẫn cần sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho các đơn vị sự nghiệp làm công tác nghiên cứu mới đảm bảo được sự liên tục, mới ra được sản phẩm tốt được.

Dương Đình Tường
https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay33,644
  • Tháng hiện tại427,310
  • Tổng lượt truy cập92,804,974
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây