Học tập đạo đức HCM

Ứng phó dịch Covid-19, doanh nghiệp lên mạng bán... đồ gỗ

Thứ hai - 13/04/2020 23:29
(Dân Việt) Dịch Covid-19 đã để lại những tác động vô cùng to lớn đến ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều làng nghề, nông dân trồng rừng đã phải hứng chịu những thiệt hại không thể đong đếm. Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, đây là lúc các doanh nghiệp buộc phải đổi mới.

Đứt gãy chuỗi cung ứng

“Đến giờ này thì toàn bộ thị trường lớn hầu như đã mất, Mỹ và EU đã đóng băng hoàn toàn; Nhật Bản, Hàn Quốc còn nhập lác đác. Trung Quốc bắt đầu mở lại nhưng chắc chắn còn lâu mới quay trở lại được bình thường” - ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Dương than thở.

Covid-19 đã thực sự khiến một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 12 tỷ USD, chưa bao giờ cảm thấy khó khăn đến thế.

 ung pho dich covid-19, doanh nghiep len mang ban... do go hinh anh 1

Chế biến gỗ tại Công ty CP Woodsland (Tuyên Quang).  Ảnh: Viforest

Theo ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ - doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gỗ dán sang Hàn Quốc và Nhật Bản (và xuất khẩu dao dĩa gỗ sang EU), trước dịch Covid-19, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu 50 container hàng. Hiện lượng xuất khẩu chỉ còn 5 container mỗi tháng, công ty cũng chưa nhận được đơn hàng từ tháng 5 trở đi.

Thị trường xuất khẩu đóng băng, các đơn hàng bị hủy hoặc chậm làm tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu phải thu hẹp quy mô sản xuất. Thông tin từ Công ty TNHH Juma Phú Thọ - một trong những công ty sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn nhất tại Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 30% trong tổng lượng gỗ dán xuất khẩu của cả Việt Nam vào Mỹ cho biết, trước dịch lượng xuất được khoảng 450 container mỗi tháng, tuy nhiên hiện co hẹp lại chỉ còn khoảng 200 container.

Theo ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Lâm Việt, trước khi dịch xảy ra, công ty sử dụng 1.000 lao động để làm đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU với lượng xuất khẩu bình quân 150 container mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 triệu USD/năm. Tuy nhiên, trong bối cạnh dịch bệnh và nguồn tài chính đầu vào không còn, công ty đã phải giảm 300 lao động vào cuối tháng 3 vừa rồi và giảm tiếp thêm 300 lao động vào đầu tháng 4. Lượng lao động hiện còn lại chỉ là 400.

 ung pho dich covid-19, doanh nghiep len mang ban... do go hinh anh 2

Dây chuyền chế biến tại Công ty Fusion (Bắc Ninh). 

Thị trường xuất khẩu đóng băng tác động trực tiếp đến hệ thống xưởng xẻ gỗ. Ông Nguyễn Văn Thái - chủ xưởng xẻ Tây Cốc tại Đoan Hùng, Phú Thọ cho biết, hiện lượng hàng của xưởng đã giảm đi khoảng 50 - 60% so với thời kỳ trước dịch. Trong khi đó, giá gỗ keo tròn mua đầu vào hiện đang giảm 100.000 đồng/tấn.

Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã thành lập nhóm trên Zalo, Viber và Facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia vào các nhóm bán hàng này.

Đổi cách bán hàng

Theo ông Điền Quang Hiệp, hiện cộng đồng doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị để quay trở lại sau dịch. Một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình tại các làng nghề, với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online.

Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đã thành lập nhóm trên Zalo, Viber và Facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào, với ít nhất 179 thành viên đang tham gia.  Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng (Hà Nội).

Theo ông Nguyễn Duy Khiêm - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát tại xã Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), công ty hiện hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online, qua Zalo, Viber và sản xuất theo các đơn đặt hàng từ các nhóm này.

Một số cơ sở sản xuất chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế các mặt hàng trước đó được nhập khẩu tại thị trường nội địa. Ví dụ, Công ty TNHH Hoàng Phát hiện đang nghiên cứu về các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em…

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng cho biết: “Trong khi hầu hết doanh nghiệp trong ngành đang thu hẹp quy mô sản xuất, một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, lý do là bởi các doanh nghiệp này đi vào các dòng sản phẩm có độ ổn định rất lớn, tại các thị trường trọng điểm”.

Ngoài ra, việc tìm về thị trường nội địa cũng là giải pháp của ngành chế biến gỗ lúc này. Điều này cho thấy Chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành gỗ của Việt Nam cần dành sự quan tâm xứng đáng cho thị trường nội địa. Nói cách khác, chiến lược phát triển ngành gỗ không chỉ chú trọng vào mở rộng xuất khẩu mà cần có các cơ chế, chính sách và hoạt động nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn:

Đánh giá đúng tình hình, không bi quan

Bây giờ không phải là lúc DN nghĩ đến chuyện đóng cửa rồi phá sản mà phải có tư tưởng tìm cơ trong nguy, ổn định duy trì phát triển trong tương lai. Mặc dù khó khăn nhưng ngành vẫn có dư địa phát triển tốt, tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Hiện nay, khả năng nếu dịch Covid-19 qua đi, nhất là ở thị trường chủ chốt thì khả năng chúng ta vẫn đạt được mục tiêu 12 tỷ USD.

Theo tôi, ngành công nghệ chế biến gỗ phải tập trung 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại san phẩm xuất khẩu; cơ cấu sản phẩm gỗ phải thay đổi, xuất khẩu sang Mỹ, EU chủ yếu là bàn trang điểm, dụng cụ pòng bếp, phòng tắm chiếm 60%, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn.

Thứ hai, làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung. Phải đẩy mạnh việc sản xuất phụ liệu trong nước.

Thứ ba, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, từ ứng dụng giống, chế biến, bán hàng online. Đây là điều bắt buộc phải làm

Thứ tư, thiết lập và thực thi cho bằng được hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, chống được cả chuyển giá. Phải minh bạch nguồn gốc ván dán vì năng lực lớn nhưng không được để “con sâu làm rầu nồi canh” thì mới giữ được uy tín.


Khánh Nguyên/Danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/ung-pho-dich-covid-19-doanh-nghiep-len-mang-ban-do-go-1078692.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,114,503
  • Tổng lượt truy cập92,288,232
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây