Học tập đạo đức HCM

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh

Thứ năm - 06/05/2021 10:53
Nhiều du khách lần đầu tiên trải nghiệm lội rừng ăn ong lấy mật đã thật sự ngỡ ngàng. Từng đàn ong mật bay ra trước mặt chắc chắn sẽ khiến “người yếu tim” phát hoảng.

Rừng tràm U Minh Hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau rộng khoảng 35.000ha, tiếp giáp với rừng U minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ có 8.256ha thuộc Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Tại đây có hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng, rừng tràm trên đất than bùn. Chính vì vậy, khu vực này có hệ động thực vật phong phú. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch cộng động, du lịch trải nghiệm.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 3.

Ăn ong lất mật là trải nghiệm thú vị mà nhiều du khách trải nghiệm tại hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ. Ảnh: Chúc Ly,

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 4.

Ăn ong lấy mật trong rừng trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Cà Mau. Ảnh: Chúc Ly.

Từ xa xưa, vùng đất U Minh hạ nổi tiếng là nơi giàu sản vật. Hiện nay, tuy không còn trù phú như trước nhưng đất rừng U Minh hạ vẫn đứng hàng đầu trong hệ sinh thái ngọt khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, nơi đây còn có nghề truyền thống gác kèo ong, gắn liền với thương hiệu mật ong U Minh Hạ đã được nhiều người biết tới.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 5.

Hệ sinh thái rừng tràm ở U Minh Hạ thích hợp để phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: Chúc Ly,

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 6.

Du khách trải nghiệm đi trên lớp thực bì tại khu vực rừng tràm nguyên sinh ở khu du lịch sinh thái 10 Ngọt. Ảnh: Chúc Ly.

Đến với rừng tràm xứ U Minh Hạ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên. Song song đó là các hoạt động trải nghiệm rừng tràm nguyên sinh, hệ động thực vật dưới tán rừng; trải nghiệm ăn ong lấy mật trong rừng tràm… Bên cạnh đó, du khách sẽ được thỏa thích thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng như lẩu mắm U Minh, cá lóc nướng trui, mắm ong, lươn um lá nhàu….

Giữ gìn nghề ăn ong lấy mật truyền thống

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Duy Khanh, chủ một khu du lịch ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: "Khi đến khu vực rừng tràm, điều làm du khách thích thú nhất là các hoạt động gần gũi với thiên nhiên. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến là trải nghiệm đi ăn ong lấy mật".

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 7.

Thợ gác kèo ong ăn ong lấy mật ở rừng tràm U Minh Hạ. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 8.

Một kèo ong tại rừng. Ảnh: Chúc Ly.

"Nghề gác kèo ong là nghề truyền thống của gia đình. Trước khi phát triển thành sản phẩm du lịch thì đây là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình. Được giới thiệu đến nhiều người nghề truyền thống đặc biệt của quê hương xứ sở là một niềm hạnh phúc lớn lao với chúng tôi", anh Khanh chia sẻ.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 9.

Cả tổ ong lớn sẽ được vận chuyển vào trong để du khách thưởng thức mật ong nguyên chất. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 10.

Du khách thích thú chụp ảnh cùng tổ ong lớn mới vừa từ trong rừng. Ảnh: Chúc Ly.

Mới đây, nghề gác kèo ong ở huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. 

Nghề gác kèo ong ở huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống lâu đời. Nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở xứ rừng U Minh Hạ.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 11.

Du khách sẽ được thưởng thức mật ong nguyên chất. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 12.

Một phần tàng ong chứa đầy mật. Ảnh: Chúc Ly.

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 13.

Anh Phạm Duy Khanh tranh thủ giới thiệu cho du khách về nghề gác kèo ong. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 14.

Ngoài ra, khi đến rừng tràm U Minh Hạ, du khách còn được trải nghiệm thả câu bắt cá đồng. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 15.

Ngủ ở những ngôi nhà sát rừng. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 16.

Và thưởng thức các món đặc sản. Ảnh: Chúc Ly.

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh - Ảnh 17.

Món gỏi ong non đặc biệt. Ảnh: Chúc Ly.

Khi hoa tràm rừng U Minh Hạ nở rộ thì hàng đàn ong mật bay về làm tổ, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà. Từ đó, họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong và nghề gác kèo ong ra đời như vậy. Đây là một hình thức mô tả quá trình dựng nhà để dẫn dụ ong về làm tổ, tạo môi trường để con ong đến sinh sống.

Theo Chúc Ly
https://danviet.vn/ve-u-minh-ha-loi-rung-an-ong-lay-mat-thuong-thuc-vo-so-dac-san-tru-danh-20210505161929471.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,811
  • Tổng lượt truy cập92,651,475
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây