Học tập đạo đức HCM

Các giống lúa đáp ứng nhu cầu ăn khỏe

Thứ hai - 27/08/2018 10:32
Khi đói cần ăn no, phải tạo ra những giống lúa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn để tăng sản lượng. Khi no cần ăn ngon, phải tạo ra những giống lúa chất lượng. Trong tương lai con người không chỉ ăn no, ăn ngon mà tiến tới nhu cầu ăn khoẻ.

Để đáp ứng nhu cầu ăn khoẻ không còn cách nào khác phải quan tâm đến nhóm giống lúa bản địa, nhóm giống lúa thảo dược.

15-27-13-dsc02913153424101
ĐT128 là giống lúa có triển vọng lớn

Nhóm giống lúa bản địa bao gồm các giống lúa đã tồn tại trên 50 năm, thậm chí hàng trăm năm. Theo quan điểm đông y, đây là những giống lúa quý, hội tụ đầy đủ các yếu tố giống lâu năm tốt hơn giống mới lai tạo, giống dài ngày tốt hơn giống ngắn ngày.

Các giống lúa bản địa lại thường được gieo cấy trên đất trung du miền núi, nơi đất có nhiều hàm lượng vi lượng, biên độ nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch càng tốt. Xin được dẫn chứng một số giống bản địa như Nếp cái hoa vàng Đông Triều, Bao thai lùn ở Quảng Ninh, lúa Séng Cù ở Lào Cai, giống Nếp thầu dầu ở Thái Nguyên, giống Nếp cẩm ở Thanh Hoá.

Rất tiếc một thời đói cần ăn no, các giống lúa bản địa do năng suất thấp, thời gian sinh trưởng dài nên đã bị lãng quên. Vì vậy nhiều năm qua, Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đã nỗ lực, quyết tâm phục tráng thành công giống lúa Nếp cái hoa vàng Đông Triều, năng suất tăng 10 – 15%, gạo đạt tiêu chuẩn 4 sao, là sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh. Công ty đang tiếp tục phục tráng giống lúa Bao thai lùn, một giống lúa chiếm tới 20% diện tích lúa của tỉnh.

Theo quan điểm đông y nêu trên, giống lúa Bao thai của Việt Nam hội tụ các tiêu chí tốt hơn các giống lúa của Nhật Bản. Tuy nhiên giá trị kinh tế các giống lúa bản địa của ta thấp, là do chúng ta chưa hiểu hết giá trị dinh dưỡng của nó, chưa làm tốt công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Có dịp chúng tôi biếu khách Trung Quốc, khách Nhật Bản họ đánh giá rất cao gạo Nếp cái hoa vàng Đông Triều, gạo Bao thai của Việt Nam.

Về nhóm giống lúa thảo dược, đây là những giống lúa về sinh học, về canh tác cũng giống như các giống lúa truyền thống. Điều khác biệt của các giống lúa thảo dược là hàm lượng các chất vi lượng, nhóm Omega rất cao, hàm lượng các chất lipit, gluxit thấp.

Vì thế khi sử dụng gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo lúa thảo dược rất có lợi cho sức khoẻ. Khi sử dụng gạo lúa thảo dược cần chú ý, gạo mầu đỏ, màu vàng là gạo dương, gạo màu đen, màu tím là gạo âm. Ai thể trọng âm phải ăn gạo dương, thể trạng dương phải ăn gạo âm thì mới có lợi cho sức khoẻ.

Giống lúa thảo dược Hồng hương ĐT 128 của Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh hàm lượng vitamin B1 tới 78,5mg/100g cao gấp 88 lần, hàm lượng omega 3 tới 9,39mg/100g cao gấp 17 lần gạo đỏ đối chứng.

Giống lúa Hồng hương ĐT 128 đã được công nhận sản xuất thử, Công ty đang sản xuất vùng nguyên liệu hàng trăm tấn thóc để chế biến gạo lức Hồng hương ĐT 128, Cốm Hồng hương Yên Tử. Đang nghiên cứu để sản xuất sữa gạo theo quy trình của Hàn Quốc, trà gạo theo quy trình của Nhật Bản.

Để đáp ứng nhu cầu ăn khoẻ, ngay từ bây giờ cần quan tâm phục tráng nhóm giống lúa bản địa trước khi quá muộn, vì nhiều giống lúa bản địa đã bị thất truyền, lai tạp chứ không còn nguyên chủng như trước. Đặc biệt phải quan tâm tới nhóm giống lúa thảo dược, từ khâu nghiên cứu chọn tạo giống, tổ chức sản xuất nguyên liệu, sau đó là khâu chế biến các sản phẩm từ gạo lúa thảo dược.

Làm được như vậy không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn khoẻ cho dân ta, mà còn nâng cao giá trị gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

NGUYỄN NGỌC TIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm323
  • Hôm nay34,165
  • Tháng hiện tại212,732
  • Tổng lượt truy cập90,276,125
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây