Học tập đạo đức HCM

L20 - giống lạc năng suất cao cho miền Trung

Thứ hai - 28/05/2018 02:51
Giống lạc L20 do Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ hợp tác nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức giống mới theo quyết định số 2953 ngày 7/7/2017.

* Ưu điểm lớn: Ít nảy mầm khi thu hoạch gặp mưa kéo dài

Do đặc điểm nổi bật về năng suất, chất lượng, khả năng chịu hạn, giống lạc mới này đang được đón nhận tại miền Trung.

15-59-54_l2
Mô hình trồng lạc L20 tại Diễn Hoàng

Tại Nghệ An, diện tích sử dụng giống lạc mới L20 đang tăng nhanh, tính đến thời điểm hiện tại lên tới trên 1.200ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Diễn Châu, Nam Đàn, Nghi Lộc...

Tại Hà Tĩnh, diện tích khoảng 500ha, tập trung ở Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà. Năng suất đạt 32 - 45 tạ/ha.

Tại Quảng Bình, diện tích 50ha tại huyện Tuyên Hóa (xã Hương Hóa, Đức Hóa và xã Thạch Hóa). Năng suất trung bình đạt 30 - 40 tạ/ha.

Tại Quảng Trị, diện tích 120ha tại huyện Cam Lộ (Cam Hiếu, Cam Thủy và Cam Thành).

Tại Thừa Thiên - Huế, diện tích 60ha triển khai tại huyện Quảng Điền, Phong Điền. Năng suất đạt 35 - 40 tạ/ha.  

Nhận xét giống lạc L20 qua sản xuất thử tại các địa phương

15-59-54_l7

Ưu điểm: Giống lạc L20 thuộc dạng hình thực vật Spainish có 4 - 5 cành cấp 1/cây, lá có dạng hình trứng thuôn dài, màu xanh nhạt có 4 lá chét. Chiều cao trung bình 33 - 37,5cm. Quả có gân, mỏ quả trung bình, eo quả nông, vỏ mỏng. Hạt to, vỏ lụa hồng sáng, tỷ lệ nhân cao, thích hợp cho thị hiếu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu. L20 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình (100 - 120 ngày). Hiện tại giống lạc L20 có ưu điểm tính ngủ nghỉ cao nên ít nảy mầm khi gần thu hoạch gặp điều kiện bất thuận của thời tiết (mưa kéo dài).

Giống L20 có khả năng chống chịu các bệnh gỉ sắt, đốm nâu, đốm đen, chết cây, héo xanh vi khuẩn khá.

Giống L20 có khối lượng 100 quả 150 - 165g, khối lượng 100 hạt trên 65g, tỷ lệ nhân cao trên 78%. Năng suất trung bình đạt 35 - 45 tạ/ha, cao hơn hẳn giống đối chứng L14 từ 20 - 25%.

Nhược điểm: Giống có chiều cao thân chính khá cao, thân nửa đứng nên cần bố trí mật độ phù hợp, để cây sinh trưởng phát triển, tốt, thu hoạch đạt được năng suất cao.

Khả năng ứng dụng: Thời vụ giống lạc L20 trồng từ 15/1 đến tháng 25/2 ở vụ đông xuân, vụ hè thu từ 22/5 - 25/6 và 25/8 - 15/9 ở vụ thu đông thích hợp với nhiều chân đất vùng Bắc Trung Bộ.  

Mô hình tiêu biểu vụ lạc xuân 2018

Vụ lạc xuân 2018, Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ thực hiện mô hình trồng lạc L20 trên đất lúa cấy cưỡng cuối nguồn thủy lợi, xã Diễn Hoàng (Diễn Châu, Nghệ An), diện tích 20ha.

15-59-54_l6

Tác giả giống, ThS Phan Thị Thanh, Trưởng Bộ môn nghiên cứu đậu đỗ, Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ cho biết: Đây là vụ đầu tiên chuyển đổi trồng lạc (L20) trên đất lúa nên một số bà con chưa thật sự yên tâm. Viện cam kết với bà con bằng việc bảo hành giá trị sản xuất tối thiểu tương đương 3,2 tạ/thóc/sào (6,4 tấn/ha). Tham gia mô hình bà con được hỗ trợ 100% lạc giống, 30% phân bón và nilon che phủ; tập huấn kỹ thuật gieo trồng thành thục; sản phẩm được Viện thu mua lại toàn bộ để chọn lọc làm giống, theo giá thị trường.

Đến nay giống lạc L20 tại mô hình được mùa lớn, năng suất 2 - 2,2 tạ/sào, tương đương 4 - 4,4 tấn/ha.

Theo ông Nguyễn Tân, Chủ tịch UBND xã Diễn Hoàng, với giá thương lái đang thu mua lạc tại ruộng 25.000 đồng/kg, người trồng lạc L20 trong mô hình sẽ thu được 5 - 5,5 triệu đồng/sào (100 - 110 triệu đồng/ha), cao gấp nhiều lần trồng lúa (lúa trồng trên chân đất thịt pha cát thiếu nước năng suất giỏi lắm 2,5 - 3 tạ/sào, bán tương ứng 1,5-1,8 triệu đồng/sào hay 30 - 36 triệu đồng/ha, trong khi chi phí trồng lạc không cao hơn trồng lúa là mấy).

“Bà con trồng lạc L20 ở Diễn Hoàng đang thu hoạch lạc rất phấn khởi, chắc chắn vụ xuân năm sau họ sẽ tự nguyện chuyển đổi các vùng đất cao, thiếu nước, cấy lúa không hiệu quả sang trồng lạc", ông Tân nói.

Với tiềm năng năng suất rất cao, chịu hạn tốt, lại có tính “ngủ nghỉ”, thu hoạch gặp mưa lớn hạt lạc vẫn không nảy mầm, giống lạc mới L20 vô cùng triển vọng, sẽ là lựa chọn hàng đầu của nông dân khu vực miền Trung, để chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng lạc.

Tác giả bài viết: Theo Trần Cao/nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,501
  • Tổng lượt truy cập90,290,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây