Theo ông Nguyễn Bá Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, từ năm 2013, Bình Định đã đưa vào SX thử giống lúa mới GL105. Từ đó đến nay, năm nào Bình Định của đưa vào SX khảo nghiệm giống lúa này trên các chân đất, vụ mùa khác nhau. Vụ ĐX 2016 - 2017 vừa qua, Bình Định tiếp tục khảo nghiệm giống lúa GL105 tại thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) với diện tích 0,5ha, diện tích đối chứng là những đám ruộng SX giống Q5.
Nông dân Nguyễn Quốc Tiên (64 tuổi) ở thôn Đông Lâm (xã Nhơn Lộc), Trưởng Ban điều hành tổ sản xuất giống của thôn Đông Lâm là người trực tiếp tham gia SX giống lúa GL105, đưa ra nhận xét: “Đây là lần đầu tiên tui SX giống lúa này, không ngờ năng suất "khủng”. Cả cánh đồng này đang SX giống, từ giống siêu nguyên chủng ra giống nguyên chủng, chủ yếu là giống Q5, nhưng mã lúa vẫn kém hơn những đám ruộng SX khảo nghiệm giống GL105. Ưu điểm của GL105 là số bông/m2 nhiều, vào chắc tốt, kháng sâu bệnh khá. Vụ ĐX vừa qua đại đa số ruộng trên địa bàn bị sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy, bệnh đạo ôn cổ bông… gây hại. Nhưng những đám ruộng SX giống lúa GL105 vẫn bình an vô sự”.
Để “nói có sách mách có chứng” với nông dân, ông Nguyễn Quốc Tiên đã đo đếm từng bông, từng hạt lúa để có so sánh cụ thể. Theo ông Tiên, số bông hữu hiệu của giống lúa GL105 là 334 bông/m2, cao hơn so với giống đối chứng Q5 là 13 bông/m2; số hạt chắc, tỷ lệ lép của giống GL105 và giống Q5 ngang nhau. “Vụ ĐX này những đám ruộng SX giống Q5 chắc chắn sẽ đạt gần 74 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Q5 gần 3,5 tạ/ha”, ông Tiên nói chắc.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bá Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, năng suất GL105 như vậy là chưa cao. Trong vụ ĐX 2015 - 2016, có nông dân ở xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn) làm giống GL105 năng suất đạt 600kg lúa/500m2, đồng nghãi với 1m2 đất thu được hơn 1kg lúa.
“Qua nhiều vụ SX chúng tôi nhận thấy, tiềm năng năng suất của giống GL105 cao và ổn định, trung bình đạt 70 - 80 tạ/ha, nếu thâm canh tốt sẽ đạt đến 90 - 100 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng của giống láu này trung ngày, vụ ĐX từ 110 - 115 ngày và vụ HT từ 100 - 105 ngày, phù hợp với chân đất SX 2 vụ lúa/năm”, ông Hồng nhận định.
Theo những nông dân tham gia mô hình, lúa GL105 là giống lúa thuần nên dễ canh tác, ít lép cậy, đặc biệt chất lượng gạo ngon, cơm mềm vừa, ăn cũng tốt mà chế biến bún bánh cũng tốt.
Ông Phạm Văn Điểu, Giám đốc HTXNN Cát Hưng (huyện Phù Cát), đơn vị có thâm niên trong SX giống lúa, khi đi thăm đồng cũng bỡ ngỡ trước năng suất vượt trội của giống GL105. “HTX chúng tôi dành ra 7ha và đầu tư vào đó mấy trăm triệu hàng năm tìm kiếm những giống lúa có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt đưa vào SX, nhân giống ra cung ứng cho nông dân. Tui công nhận năng suất giống lúa GL105 quá “đỉnh”, trong những vụ tới thế nào chúng tôi cũng đưa GL105 về quê Cát Hưng”, ông Điểu tâm sự.
“Bình Định đã đưa vào SX khảo nghiệm giống lúa GL105 từ vụ ĐX 2012 - 2013 và nhận thấy đây là giống có triển vọng, từ đó đến nay chúng tôi tiếp tục cho khảo nghiệm trên nhiều chân đất, nhiều vụ mùa và nhiều vùng khí hậu khác nhau để đánh giá tính thích ứng. Vừa rồi Hội đồng Khoa học của Sở NN-PTNT Bình Định đã đưa giống lúa này vào cơ cấu giống triển vọng để từng bước đưa vào cơ cấu giống chính của tỉnh”, ông Nguyễn Bá Hồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;