Học tập đạo đức HCM

Ngan Pháp

Thứ ba - 18/04/2017 03:30
Ngan Pháp (vịt Xiêm) là loài thủy cầm được nhập vào nước ta từ năm 1992 với nhiều đặc tính ưu việt: Dễ thích nghi, nuôi đơn giản, ít bệnh tật, thịt nhiều, giá trị kinh tế cao…

Đặc điểm

Ngan Pháp là giống ngan nhà có nguồn gốc từ nước Pháp và có nhiều dòng khác nhau, trong đó có đặc điểm chung là có sản lượng trứng cao và ổn định. Ngan Pháp là tên gọi chung cho các dòng ngan của hãng Grimaud Freres của nước Pháp, được nhập và nuôi ở Việt Nam từ năm 1992, ban đầu chúng được nuôi ở khu vực phía Bắc Việt Nam sau đó lan ra các tỉnh miền Nam. 

hiệu quả kinh tế từ nuôi ngsn pháp
Hiệu quả nuôi ngan Pháp được nhiều địa phương nhân rộng   - Ảnh: CTV 

  

Ngan Pháp có nhiều đặc tính ưu việt như: Dễ thích nghi, nuôi đơn giản, ít bệnh tật, thịt nhiều, giá trị kinh tế cao. Tuổi thành thục sinh dục con trống 28 - 29 tuần tuổi. Con mái có mào đỏ, thân hình thanh gọn, cân đối, bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông sáng, bóng áp sát vào thân, vùng xương chậu nở rộng. Còn con trống phải to khỏe, khối lượng đạt 4 - 5 kg/con, mào đỏ, dáng hùng dũng. Con trống nuôi 90 ngày có thể đạt trọng lượng 3,5 - 4 kg/con, con mái nhỏ hơn nhưng sau 60 ngày nuôi có thể bán thịt, trọng lượng đạt 2 kg/con. Với tính đề kháng cao, nuôi ngan ít tốn chi phí thú y. Trung bình, sản lượng trứng qua 2 chu kỳ đẻ đạt 200 - 210 quả/mái/năm, tỷ lệ phối cao 93 - 94%, tỷ lệ ấp nở 88%. 

Thức ăn của ngan Pháp cũng giống như ngan nội gồm bèo, rau, cám, lúa, có bổ sung cua, ốc, giun… Nếu nuôi thâm canh thì sử dụng các loại cám thực phẩm chuyên dụng. Với ngan sinh sản, cho chúng ăn với chế độ riêng. Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo, hàm lượng đạm cao (18%); trong protein phải chú ý tới 2 axit amin là lyzin và methionin. Tăng cường chất khoáng (đặc biệt là canxi và photpho). Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng và vitamin (chủ yếu là A, D, D). Cho chúng ăn 2 bữa/ngày. 

Chuồng trại chăn nuôi ngan Pháp rất đơn giản, chỉ cần mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông là bầy ngan có thể lớn nhanh, không tốn kém nhiều kinh phí, vật liệu để làm chuồng trại kiên cố. Hiện nay ở Việt Nam, nông dân thường chọn các giống ngan Pháp như R31, R31, R71, R71 SL và giống siêu nặng để nuôi. 

Hiệu quả kinh tế cao

Hiện tại một số trại giống, xí nghiệp của các doanh nghiệp lớn có sản xuất giống ngan Pháp, tuy nhiên nhu cầu vẫn không đủ phục vụ cho người dân. Điển hình nuôi ngan Pháp hiệu quả là anh Nguyễn Văn Thịnh (thôn Xuân Đông, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa). Sau khi nghiên cứu tài liệu, sách báo và có người giới thiệu về giống ngan Pháp, anh Thịnh tìm đến Trạm Khuyến nông EaKa (tỉnh Đắk Lắk) để học hỏi và mua 100 con ngan Pháp. Sau 12 năm nuôi ngan Pháp, anh Thịnh khẳng định, ngan Pháp dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao và hiệu quả hơn nhiều so với nuôi gà, vịt. Hiện, đàn ngan Pháp của anh có số lượng ổn định 1.000 con, trong đó mái đẻ 700 con. Anh Thịnh đã đầu tư máy ấp trứng do Hàn Quốc sản xuất (trị giá 30 triệu đồng/máy), công suất 2.000 trứng/mẻ (thời gian ấp 45 ngày). 

Hiệu quả nuoi ngan pháp

  

Theo anh Thịnh, Thức ăn của ngan Pháp rất đơn giản. Trong khu vực nuôi cần đào ao hay rãnh nhỏ, làm bể nước nhân tạo cho ngan tắm, rửa lông. Nếu nuôi thâm canh thì sử dụng các loại cám thực phẩm chuyên dụng. Cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm hàng ngày… Sử dụng chất độn chuồng như rơm, cỏ khô, phôi bào, vệ sinh hàng ngày tránh ẩm mốc, bảo đảm nền chuồng luôn khô, thoáng. Ngan con cần được chụp sưởi, quây cót bảo đảm giữ nhiệt và tránh gió lùa… 

Với nhiều ưu thế so với các loại gia cầm, thủy cầm khác, rõ ràng ngan Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện “đầu ra” vẫn còn khó. Do thói quen của người dân chưa dùng ngan làm thực phẩm thường xuyên nên thị trường tiêu thụ còn khá chậm. Hơn nữa, nhiều bà con ngại nuôi ngan Pháp vì nó có màu trắng, không phù hợp với tập quán chăn nuôi tại nhiều địa phương. Do vậy, để mở rộng quy mô sản xuất, các hộ chăn nuôi nói chung, chăn nuôi vịt, ngan nói riêng vẫn mong các cấp, các ngành hỗ trợ trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định cho sản phẩm chăn nuôi. 

>> “Bên cạnh chọn con giống tốt, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, điều quan trọng là phải làm tốt công tác phòng dịch; Đảm bảo thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng vaccine cho ngan”, Chuyên gia Nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng.

 
 
 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại926,591
  • Tổng lượt truy cập92,100,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây