Học tập đạo đức HCM

Quan tâm nhiều đến con giống

Thứ hai - 12/02/2018 07:39
Là đơn vị đầu ngành của cả nước về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, những năm qua, Viện Chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tích, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành. trước thềm năm mới mậu tuất, cùng Đặc san Người Chăn nuôi trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Sơn (ảnh), Viện trưởng Viện Chăn nuôi.

Thưa ông, trong số những thành tựu nghiên cứu của Viện Chăn nuôi, đâu là thành tựu quan trọng nhất của Viện trong thời gian qua?

cải thiệnc hất lượng con giống
Con giống quyết định quan trọng thành công trong chăn nuôi     Ảnh: MF
  

Viện đang là đơn vị có thế mạnh về cung cấp giống dê sữa và giống dê thịt chiếm khoảng 45% thị phần. Trong 5 năm gần đây (2012 - 2017) Viện đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ NN&PTNT công nhận, trong đó có 5 dòng, giống heo mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 8 dòng vịt mới, 4 tổ hợp lai đà điểu, 5 tổ hợp bò lai hướng thịt đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, Viện đã triển khai thành công việc bảo tồn hơn 70 nguồn gen vật nuôi bản địa, các giống động vật quý hiếm, nhờ đó hơn 40 giống bản địa đã tránh được sự tuyệt chủng và đã được khai thác, phát triển trong sản xuất. 

 

Ông có thể nói rõ mục đích, ý nghĩa của những thành tựu nghiên cứu đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp?

Cho đến nay, Viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các giống vật nuôi tốt nhất đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân. Hiện, giống gia cầm lông màu của Viện chiếm 30 - 35% thị phần, các dòng heo tổng hợp năng suất cao đang được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Mỗi năm Viện cung ứng ra thị trường khoảng 800 - 850 nghìn liều tinh cọng rạ cho 48 tỉnh, thành và chiếm khoảng 60% thị phần. Đồng thời nghiên cứu và đưa vào áp dụng khẩu phần ăn cân đối cho nhiều loại vật nuôi, sản xuất nhiều loại thức ăn bổ sung và đặc biệt là nghiên cứu chế biến khẩu phần thức ăn từ các nguồn tại chỗ. 

Hàng năm Viện tổ chức khoảng 150 - 200 lớp tập huấn phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi các dòng, giống mới tạo ra; hướng dẫn các công nghệ mới tạo ra sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường, các chủ trang trại và các trung tâm giống gia súc, gia cầm trong cả nước. Giá trị gia tăng do các sản phẩm khoa học của Viện chuyển giao làm lợi cho xã hội 12 - 13 nghìn tỷ đồng/năm. 

  

Bên cạnh thuận lợi, những thách thức mà ngành chăn nuôi gặp phải trong ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật là gì, thưa ông?

Hiện nay, tình hình sản xuất chăn nuôi đang có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều tiến bộ nhất định, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Quy mô manh mún nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh là điểm cố hữu của ngành. Từ đó dẫn đến năng suất chất lượng và giá thành chưa cạnh tranh; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Các thủ tục hành chính gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Đặc biệt con giống là vấn đề quan trọng nhất. Những năm qua, nhiều giống vật nuôi đã được cải thiện nhưng so với thế giới vẫn còn thua kém. 

  

Vậy theo ông, cùng với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, Viện sẽ có những định hướng phát triển như thế nào trong giai đoạn tới?

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, Viện sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu phải thiết thực, gắn với thực tiễn quản lý của ngành, giải quyết các vấn đề mà ngành và địa phương đang đặt ra; đi đầu trong việc nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, nhằm góp phần cải tiến, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. 

Cùng đó, Viện sẽ tích cực tham gia phản biện và đóng góp xây dựng phát triển ngành chăn nuôi, phục vụ có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện. Viện cũng là cầu nối giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp với các nhà khoa học cả ở trong nước và quốc tế. Xây dựng Viện trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học ngang tầm khu vực và quốc tế. Về hợp tác quốc tế, trong những năm tới, việc hợp tác sẽ được tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, có nhu cầu lớn như công nghệ sinh học, di truyền giống, môi trường, bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học. 

  

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: nguoichannuoi.ccom
 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,847
  • Tổng lượt truy cập93,234,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây