Độc giả: phamxuantruong89@gmail.com
Đáp:
Theo như anh tả, chim bồ câu của anh đã bị mắc bệnh đậu và có nhiều con mạt trên phân chim. Chuồng trại anh đã vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột là tốt cho việc vệ sinh, sát trùng. Tuy nhiên trong chăn nuôi chim bồ câu ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn nuôi chim non vì trong giai đoạn này, chim non nằm tại ổ và chim bố mẹ mớm sữa và thức ăn cho chim non, phân thải trực tiếp tại ổ đẻ. Do đó ổ đẻ phải có rơm khô lót ổ và thường xuyên phải thay lớp lót ổ này 2 lần/1 tuần. Nếu lớp lót ổ này không khô ráo, dính nhiều phân tạo nên độ ẩm cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu hè nhiệt độ, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện virus gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển.
Để phun thuốc sát trùng cho chuồng trại, anh có thể dùng một trong các loại thuốc sát trùng phổ biến sau: VikonS, Benkocid, Chloramin B, Iodine, liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước khi phun thuốc sát trùng cần dọn sạch phân, rác trên nền chuồng, sau đó mới phun thuốc sát trùng. Định kỳ 2 tuần phun một lần.
Theo khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã