Học tập đạo đức HCM

Một số bệnh thường gặp ở hươu sao và cách chữa trị

Thứ tư - 27/10/2021 03:14
Trước tiên xin khẳng định đối với tất cả mọi nghề chăn nuôi, bà con cần phải chăm chỉ, cẩn thận khéo léo và cần nhất là cái tâm trong công việc chăm sóc con vật hằng ngày.Và cũng nhiều trường hợp do thời tiết, chất lượng thức ăn không đảm bảo, di truyền... mà con hươu sao bị mắc một số bệnh sau đây thì bà con có thể áp dụng để chữa trị. Nhưng đối với những trang trại lớn như chúng tôi thì vẫn luôn khuyên bà con nếu có điều kiện thì bác sỹ thú y là người mà bà con cần tư vấn tham khảo đầu tiên trong mọi trường hợp vì họ là những người được đào tạo bài bản và năm được các quy luật sức khỏe của con vật.

 

benh-o-huou

Ảnh: internet

Một số bệnh thường gặp ở hươu sao

Một số bệnh thường gặp ở hươu sao và những mẹo chữa trị sưu tập được của một số bà con đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề như sau:

 

1. Bệnh tụ huyết trùng:

- Triệu chứng: Hươu sốt cao, mắt đỏ ngầu , nước mắt, nước mũi chảy ra, thở gấp, mũi khô và chướng bụng.

- Điều trị: Trong trường hợp bụng chướng to cần dùng kim thông hơi từ dạ cỏ ra ngoài, sau đó dùng các loại thuốc sau để điều trị:

+ Dùng thuốc: Peniciline + Streptomicine + trợ sức: B.complex, ADE, Cafein (nên mời Bác sỹ thú y điều trị)

+ Bằng thuốc nam: Thuốc nam để Hươu nhanh phục hồi sức khoẻ. Dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 50 - 70g đường glucoza, 2 - 4 gói sâm dạng hoà tan, 3 - 5 gói men tiêu hoá, 15 - 20 gam Sunfatmagiêc (MgSO4) trộn vào đổ vào chai cho hươu uống.Tác dụng làm cho cơ thể mua phục hồi vì trong thời gian hươu bị bệnh lười thức ăn hơn những ngày thường. ( Bài thuốc tây + nam kết hợp nên sử dụng trong 3 - 4 ngày mỗi ngày 2 - 3 lần).

 

2. Bệnh ký sinh trùng đường máu:

Bệnh thường gặp ở tất cả lứa tuổi.

- Triệu chứng: Ở cả 3 thể: quá cấp tính, cấp mãn tính và mãn tính, nhưng thường gặp thể cấp tính và mãn tính.

- Điều trị: Dùng thuốc đặc hiệu để trị bệnh Tripamidium, Azidin, Naganin, tuỳ thuộc vào thể trạng từng con và triệu chứng từng con mà chỉ định thuốc và liều lượng cụ thể. Trong thời gian bị bệnh thì chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phải tốt hơn đồng thời dùng thêm bài thuốc nam trong 3 - 5 ngày.

 

3. Bệnh sán lá gan:

Khi phong trào chăn nuôi hươu phát triển dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho hươu, nên nông dân đã thường tận dụng thu hái các loại cỏ, nhất là cây cỏ nước, nguồn thức ăn này thường là nguyên nhân dẫn đến hươu bị nhiễm bệnh giun sán.

- Triệu chứng: Hươu vẫn ăn uống bình thường bụng phình to, lông xơ xác, gầy mòn và chết.

- Điều trị: Thường dùng loại tẩy giun sán: Fasciolid, Dextin B (theo hướng dẫn của Bác sỹ thú y).

 

4. Bệnh ở hươu con:

Bệnh thường gặp là bệnh viêm phổi:

- Nguyên nhân: Hươu con sinh ra gặp điều kiện bất lợi về thời tiết: nắng nóng, gió lạnh lùa vào chuồng. Do xông khói nhiều dẫn đến chuồng thiếu O xy, do vi khuẩn đường hô hấp.

- Triệu chứng: Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở.

Khô mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Hươu bỏ bú, lười ăn

- Điều trị :

+ Tiêm trợ sức: Vitamin các loại

- Kanamycin

- Steptomycin

- Penicylin.

+ Theo kiến nghị của người nông dân nên dùng bài thuốc nam cho hươu con từ 1 - 30 ngày tuổi. Thuốc nam: Lá mơ, lá diếp cá, cây cỏ mực giã nhỏ vắt lấy 30 - 50 ml, trộn thêm đường glucoza + sâm gói + men tiêu hoá, có thể dùng thêm sữa tươi Vinamilk (loại nguyên kem) Ngoài ra có thể cho uống 8 - 10 lần/ngày (cả ngày và đêm) trộn với thuốc nam trên khoảng 10 - 20ml.Trước tiên xin khẳng định đối với tất cả mọi nghề chăn nuôi, bà con cần phải chăm chỉ, cẩn thận khéo léo và cần nhất là cái tâm trong công việc chăm sóc con vật hằng ngày.

Và cũng nhiều trường hợp do thời tiết, chất lượng thức ăn không đảm bảo, di truyền... mà con hươu sao bị mắc một số bệnh sau đây thì bà con có thể áp dụng để chữa trị. Nhưng đối với những trang trại lớn như chúng tôi thì vẫn luôn khuyên bà con nếu có điều kiện thì bác sỹ thú y là người mà bà con cần tư vấn tham khảo đầu tiên trong mọi trường hợp vì họ là những người được đào tạo bài bản và năm được các quy luật sức khỏe của con vật.

Nguồn nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập603
  • Hôm nay49,254
  • Tháng hiện tại708,581
  • Tổng lượt truy cập93,086,245
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây