Học tập đạo đức HCM

Bảo trợ cho nông dân còn hạn chế

Thứ năm - 19/07/2012 04:30
Kết quả khảo sát về hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) công bố ngày 18/7 cho thấy, các hộ nông dân nhỏ ở khu vực nông thôn rất dễ bị rủi ro do thiên tai và biến động của thị trường.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, các hộ gia đình nghèo ở nông thôn hiện đang phải đối mặt với 3 rủi ro lớn là giá cả biến động, lạm phát cao; khả năng tiếp cận tín dụng thấp và đau ốm trong gia đình. Cùng với đó, hàng năm sản xuất nông nghiệp phải hứng chịu nhiều thiên tai, lũ lụt. "Nếu thiên tai lớn quá, người nông dân phó mặc và phải tìm cách sống cho qua ngày, chấp nhận đi vay, chịu cảnh nợ nần và cắt giảm chi tiêu để trang trải đủ cuộc sống. Trong khi đó, hệ thống bảo trợ xã hội đến người nông dân sản xuất nhỏ còn rất hạn chế" - ông Thành chia sẻ.

Đáng lo ngại là hiện nay, nông dân đang phải tự loay hoay với sản xuất nông nghiệp của mình, kể cả khi được mùa hay mất mùa. Bởi, đặc thù của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, giá cả biến động trong khi khả năng đàm phán của người nông dân còn hạn chế, chủ yếu bị chi phối về giá. Để cải thiện tình hình này, Nhà nước cũng đã hỗ trợ chi phí đầu vào hoặc chi phí trong quá trình phân phối nông sản. Tuy nhiên, lợi ích từ những hỗ trợ này thường rơi vào doanh nghiệp hay nhà phân phối nhiều hơn. Do đó, cần có phương thức hỗ trợ trực tiếp gắn với người nông dân sản xuất ra nông sản.

Đặc biệt, mạng lưới hỗ trợ cần thực sự hướng tới người nghèo và nông dân sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình. Hiện tại, chúng ta chưa có chính sách cụ thể hướng tới đối tượng này. Cùng với đó, Nhà nước cần làm tốt công tác dự tính, dự báo, xây dựng thị trường hàng hóa có kỳ hạn giúp cho người nông dân biết được giá cả và lựa chọn thời điểm có lợi nhất để tiêu thụ nông sản. Công tác này phải gắn với quy hoạch, xây dựng hệ thống kho chứa, bến bãi. Để các chương trình đi vào thực tiễn, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh...

 TS Arpaporn Sumrit, điều phối viên Oxfarm khu vực châu Á cho rằng, Chính phủ cần nỗ lực thực thi bảo trợ xã hội cho các hộ nông dân nhỏ ở khu vực nông thôn. Việc đầu tư vào bảo trợ xã hội sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn, góp phần tăng năng suất nông nghiệp và giúp người nghèo thoát khỏi các "bẫy" rủi ro thấp, lợi nhuận ít là nguyên nhân đẩy họ vào nghèo đói. 

Thắng Văn
Nguôn:ktdt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm462
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,872
  • Tổng lượt truy cập90,866,265
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây