Học tập đạo đức HCM

Cấp thiết hỗ trợ nông dân, cứu ngành chăn nuôi

Thứ ba - 24/07/2012 20:18
Trước thực trạng giá thịt gia súc, gia cầm trên thị trường giảm tới 20-30%, khiến cho các chủ trang trại và hộ chăn nuôi điêu đứng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã kiến nghị lên Chính phủ những giải pháp nhằm gỡ khó cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đến thời điểm này người dân vẫn phải loay hoay tự tìm giải pháp khắc phục.
 
Nhiều hộ phải thu hẹp sản xuất thậm chí
treo chuồng bởi thu không bù nổi chi
                                                              Ảnh Hoàng Long
 
Treo chuồng và bán tháo
Cục Chăn nuôi (Bộ NN& PTNT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 2,6 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi trong cả nước đang gặp nhiều khó khăn do giá giảm mạnh 20-30% khiến các trang trại lâm vào tình cảnh khốn đốn. Đã có nhiều trang trại phải thu hẹp sản xuất thậm chí treo chuồng bởi thu không bù nổi chi.
 
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn cho biết, xảy ra tình trạng này, một trong những nguyên nhân là do chính hộ chăn nuôi phát triển số lượng vật nuôi ồ ạt, không theo bất cứ một quy hoạch nào, dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa là do sự ép giá của thương lái. Tìm hiểu được biết, giá mua sản phẩm chăn nuôi tại các trang trại rất rẻ nhưng đến tay người tiêu dùng bị đẩy lên cao gấp 5-6 lần. Chẳng hạn như giá gà công nghiệp mua tại trang trại là 25.000-26.000 đồng/kg, bán tại các chợ đầu mối là 33.000 đồng/kg và đến tay người tiêu dùng là 45.000-50.000 đồng/kg. Nguồn cung hàng càng dư thừa càng trở thành cơ hội để thương lái ép giá.
 
Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Hà Nội) cho biết, HTX có hơn 450 trang trại chăn nuôi trên địa bàn 5 huyện phía Tây Hà Nội. Hiện 80% số trang trại đang điêu đứng vì đầu ra không tiêu thụ được. Bình quân mỗi tháng trong 5 tháng đầu năm 2012, số lượng đàn gà ở khu vực này tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011. Nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, số lượng gà đưa vào nuôi giảm tới 60% so với các tháng trước.
 
Vẫn chưa có thông tin cứu trợ
Khó khăn không chỉ riêng ngành chăn nuôi gia súc gia cầm mà tại thời điểm hiện nay người nuôi trồng thủy sản cũng đang chịu cùng cảnh ngộ. Tại thời điểm này, giá thu mua nguyên liệu giảm sâu ở hầu hết các đối tượng chủ lực như cá tra, tôm nước lợ nhưng vẫn khó tiêu thụ và lượng hàng tồn đọng rất nhiều. Trước thực trạng này, Bộ NNPTNT đã đề xuất nhiều gói giải pháp hỗ trợ ngành thủy sản, chăn nuôi nhưng điều đáng nói là chưa một giải pháp hỗ trợ nào được "chốt”.
 
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn cho biết: Cục Chăn nuôi đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp kiến nghị với Chính phủ một số giải pháp: Thứ nhất, trong ngắn hạn đề nghị Chính phủ nên có gói hỗ trợ về tín dụng cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là trang trại, cơ sở chế biến giết mổ để có vốn tiếp tục sản xuất. Thứ hai, tập trung mọi biện pháp để ngăn chặn nhập lậu sản phẩm động vật qua biên giới, trong đó có mặt hàng gà thải loại. Đây là mặt hàng không chỉ làm cho thị trường trong nước rơi vào khó khăn mà còn kéo theo nguy cơ dịch bệnh. Thứ ba, nếu tình hình tiêu thụ thịt lợn vẫn gặp khó khăn thì Chính phủ cũng nên xem xét hỗ trợ cho một số DN có điều kiện để mua thu gom thịt trữ đông, tạo đà tâm lý thúc đẩy tăng giá sản phẩm chăn nuôi trở lại, thời gian hỗ trợ nên kéo dài là 6 tháng. Thứ tư, tập trung mọi biện pháp dập tắt dịch, trong đó chú trọng dịch tai xanh. Và cuối cùng là tăng cường kiểm tra siết chặt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng.
 
Đó là những giải pháp trước mắt để "cứu” ngành chăn nuôi còn giải pháp dài hạn hơn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần: về lâu dài, ngành chăn nuôi cần tổ chức lại sản xuất, các địa phương phải quy hoạch được khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhưng phải phát triển có lộ trình, tránh tình trạng đầu tư ồ ạt để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, cần đẩy mạnh mối liên kết "4 nhà” trong tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ người chăn nuôi tham gia các hội chợ thương mại để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các hợp đồng bán hàng. Đặc biệt, để chống lại tình trạng tư thương ép giá, người chăn nuôi cần liên kết lại với nhau thành lập các hiệp hội chăn nuôi, HTX để từng bước bán hàng trực tiếp cho DN, nâng cao giá trị đầu ra cho sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất bán hàng cho thương lái.
 
Có thể nói, những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để cứu ngành chăn nuôi đã được vạch ra. Ông Sơn cho biết, những khó khăn của ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trình lên Thủ tướng Chính phủ từ 17-7. Tờ trình này đã nói rất rõ nguyên nhân cũng như giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi cũng như hỗ trợ thị trường cho sản phẩm chăn nuôi tuy nhiên đến thời điểm này Bộ Nông nghiệp vẫn chưa nhận được phản hồi nào. Thiết nghĩ, khó khăn của hộ nông dân, của ngành chăn nuôi là có thật và rất cần những động thái tích cực từ Chính phủ, các cấp các ngành để hỗ trợ kịp thời cho người dân cũng như "cấp cứu” được cho ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 
Lục Bình
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,915
  • Tổng lượt truy cập90,863,308
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây