Học tập đạo đức HCM

Bứt phá từ một dự án

Thứ bảy - 25/08/2012 11:06
Trong vòng 18 năm, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị đã đưa diện tích cao-su từ 253,9 ha (năm 1993) lên 6.861 ha (năm 2011). Ðến nay đã có 4.500 ha cho mủ, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi cuộc sống, tập quán sản xuất của người lao động.

Vĩnh Linh là một huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới. Vào thời điểm thực hiện chương trình dự án cao-su tiểu điền, Vĩnh Linh tuy đã hình thành ba vùng kinh tế lớn: Vùng núi, trung du và đồng bằng, nhưng chưa thực hiện được bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Nông nghiệp, cơ bản vẫn là độc canh cây lúa, chưa hình thành được các vùng chuyên canh và khẳng định hiệu quả của các vùng sản xuất đó.

Vấn đề đặt ra đối với Ðảng bộ và chính quyền huyện Vĩnh Linh là phải sớm hình thành bằng được "Chương trình dự án phát triển cao-su tiểu điền". Phải đưa cây cao-su trở thành cây trồng chính, ngành sản xuất chính mới có thể nhanh chóng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Là cây công nghiệp dài ngày, cao-su có nhiều ưu thế hơn so với cây công nghiệp khác: thích nghi với nhiều loại đất, chịu hạn tốt, không cần phải tưới; quy trình sản xuất ít phức tạp, chi phí chỉ bằng 50% cây công nghiệp khác; chu kỳ kinh doanh 30-40 năm. Vùng bắc sông Bến Hải phía tây của huyện Vĩnh Linh là nơi có nhiều tiềm năng, đất có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp 3.680 ha. Sau quá trình điều tra hiện trạng lập quy hoạch phát triển sản xuất của vùng, tháng 2-1993, UBND huyện đã lập dự án "Ðầu tư di dân phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải". Mục tiêu của dự án là tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả hợp lý tiềm năng đất đai, tạo việc làm, phân bố lại lao động dân cư trên địa bàn và xây dựng làng kinh tế mới. UBND huyện đã phối hợp các ban, ngành chức năng và ban quản lý dự án chỉ đạo một cách chặt chẽ. Theo đó nhiều đợt di dân được thực hiện. Lúc đầu chỉ chuyển lao động lên vùng đất mới khai hoang, khi sản xuất đã ổn định toàn bộ gia đình chuyển lên lập nghiệp. Phát triển cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của vùng kinh tế mới, nhưng cây trồng chính vẫn là cao-su. Bên cạnh đó vẫn có những cây trồng khác bổ trợ dưới tán cao-su khi chưa khép tán như môn, lạc, đậu đỗ,... Cùng với dự án di dân phát triển kinh tế mới ở miền núi, vùng gò đồi và các vùng lân cận cũng có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng thâm canh và chuyên canh. Hàng chục trang trại phát triển kinh tế nông lâm tổng hợp được ra đời. Nhiều hộ được cấp hàng chục ha đất để khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cao-su... đã đưa tổng diện tích cao-su của vùng lên 620,25 ha. Cùng với việc đầu tư sản xuất tại vùng kinh tế mới, điện đường trường trạm cũng được xây dựng để ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân.

Thành công bước đầu của dự án kinh tế mới bắc sông Bến Hải cho phép Vĩnh Linh có một tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn. Tháng 5-1996, UBND huyện cho lập dự án: "Xây dựng dự án cao-su trên vùng đất đỏ Vĩnh Linh". Thêm một tín hiệu vui nữa cho ngành nông nghiệp Vĩnh Linh: HÐND tỉnh Quảng Trị đã có quyết sách kịp thời cho vay vốn bù lãi suất để mở rộng dự án vùng cao-su tiểu điền. Ðây là thời kỳ được sự chỉ đạo tích cực và quyết liệt nhất bởi cây cao-su trồng tại dự án kinh tế mới bắc sông Bến Hải được xác định là rất thích hợp với thời tiết thổ nhưỡng, chống chịu được sâu bệnh. Chương trình lớn này đã được định hướng và quy hoạch phân vùng cụ thể với diện tích 4.000 ha. Với mục đích sử dụng đất đỏ ba-dan có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, cần nhanh chóng đưa cây cao-su vào vùng đất đỏ thay thế rừng trồng phi lao, bạch đàn. Ðó là nội dung chủ yếu của bước một, phát triển cao-su mà vẫn giữ được diện tích cây lương thực đang trồng, đồng thời mở rộng diện tích trồng lạc, khoai lang,... nhờ trồng xen trong cao-su giai đoạn chưa khép tán. Nếu năm 1993 diện tích trồng mới chỉ 253,9 ha thì đến cuối năm 2005 diện tích trồng mới cao-su tiểu điền đạt 3.274 ha, đưa tổng diện tích cao-su toàn huyện năm 2005 là 5.156 ha, năm 2011: 6.861 ha. Các xã có diện tích cao-su lớn: Vĩnh Thủy 860 ha, thị trấn Bến Quan và Nông trường Quyết Thắng 1.303 ha, Vĩnh Thạch 283 ha, Vĩnh Trung 293 ha, Vĩnh Khê 231 ha, Vĩnh Hà 400 ha,... Trong các xã nói trên có 50-60% số hộ đều có diện tích trồng cây cao-su cho thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng. Vùng đông huyện có ông Nguyễn Hữu Thông (Vĩnh Kim) với diện tích 4 ha cao-su, 1.000 cây tiêu vào khai thác, bước đầu cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm. Xã miền núi Vĩnh Khê hộ ông Hồ Ngọc Trài (Ngoan) có 4 ha cao-su, cho thu nhập 180 triệu đồng/năm. Việc chuyển dịch đất trống, đồi núi trọc và một số diện tích cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây cao-su đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế về cây trồng. Bước đầu đã tạo ra hơn bảy nghìn tấn mủ khô làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt 60 triệu đồng/ha/năm. Dự án đã đạt được thành công vượt bậc, một nghề mới được hình thành, nghề sản xuất cao-su. Nông dân Vĩnh Linh có thêm 8.000 việc làm mới, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Những năm tới chương trình vẫn được khuyến khích đầu tư với hai mô hình phổ biến là cao-su tiểu điền vùng đông và trang trại ở vùng tây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2006-2015 huyện Vĩnh Linh phấn đấu trồng mới 1.200 ha cao-su, chủ yếu thuộc dự án Làng thanh niên lập nghiệp, các xã miền núi, vừa kết hợp với trồng dặm để tăng độ đông đặc đúng thiết kế và tiết kiệm đất. Phấn đấu đưa diện tích cao-su đến năm 2015 đạt hơn 8.000 ha, để đến năm 2015 có tổng sản lượng 8.000 - 8.500 tấn mủ khô. Tạo việc làm mới cho 1.200 - 1.300 lao động, đưa tổng giá trị thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 33 triệu đồng vào năm 2015. Huyện tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, khai thác mủ cao-su. Làm tốt công tác dự tính, dự báo, thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ bệnh hại cho cây cao-su. Khai thác đúng quy trình, không khai thác cao-su chưa đến kỳ thu hoạch. Xây dựng thương hiệu cho cây cao-su Vĩnh Linh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức các cuộc hội thảo giữa các bên liên quan: Công ty cao-su Quảng Trị, nhà máy chế biến, xã, HTX, hộ nông dân,... nhằm có phương hướng tối ưu về tiêu thụ mủ cao-su cho nông hộ...

NGUYỄN THI SỸ

(Vĩnh Linh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,632
  • Tổng lượt truy cập90,895,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây