Học tập đạo đức HCM

Triển vọng nghề nuôi hươu, nai ở Hiếu Liêm

Thứ năm - 23/08/2012 21:24
Chỉ với 4 con hươu ban đầu, sau hơn 20 năm, giờ đây vùng quê Hiếu Liêm (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã nổi tiếng với nghề nuôi hươu, nai. Tính đến thời điểm này, tổng đàn hươu, nai của xã lên tới 1.000 con với 200 hộ nuôi, đem lại cho người dân cuộc sống sung túc.
 
Anh Truyền bên con nai chuẩn bị cho ra nhung.

Khởi nguồn của làng nghề

Theo các cụ cao niên ở Hiếu Liêm, người có công lớn trong việc mang nghề nuôi hươu, nai về địa phương phải kể đến ông Nguyễn Danh An, từng là giám đốc nông trường và ông Bảy Sanh khi đó là Giám đốc Sở Lâm nghiệp cũ. Vào những năm 1980, Hiếu Liêm là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, cộng thêm mong muốn đưa nghề mới về để công nhân lâm trường có điều kiện phát triển kinh tế, ông An đã lặn lội về Hương Sơn (Hà Tĩnh) thuyết phục 5 người dân mang theo vốn liếng là 4 con hươu vào vùng đất này lập nghiệp.

Đến nay, Hiếu Liêm đã trở thành làng nghề nuôi hươu, nai với 200 hộ theo nghề và hơn 1.000 con hươu, nai các loại. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, điển hình là gia đình ông Nguyễn Đình Châu. Từ một con nai ban đầu, đến nay trại hươu, nai của ông đã có 50 con, trong đó có 13 con hươu, 37 con nai. Với giá bán trên 20 triệu đồng/kg nhung hươu và 12 triệu đồng/kg nhung nai, ông nhanh chóng trả được nợ và mở rộng sản xuất. Hiện, chỉ tính riêng đàn nai, năm nào ông Châu cũng thu về trên 400 triệu đồng. Hay như gia đình ông Chương với đàn hươu, nai trên 30 con, hàng năm thu nhập trên 200 triệu đồng…

Theo đánh giá của các hộ dân, hươu, nai là vật dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, chủ yếu là rau, củ, quả. Là động vật hoang dã nên hươu, nai có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, nếu nuôi dưới 20 con thì có thể tận dụng được thời gian nông nhàn.

Hướng đi mới của làng nghề

Những ngày đầu năm 2012, làng nghề Hiếu Liêm đón nhận tin vui lớn, đó là sau một thời gian dài nộp đơn xin được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, ngày 28/2, HTX hỗ trợ chăn nuôi hươu nai Hiếu Liêm đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Vui mừng vì sản phẩm của làng nghề từ nay đã là một thương hiệu được nhà nước bảo hộ, nhưng bên cạnh đó, những người theo nghề vẫn còn nhiều trăn trở để đưa làng nghề vươn lên tầm cao mới. Trong đó, trăn trở lớn nhất là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, do người dân ở đây chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Đứng trước những thách thức đến sự phát triển của làng nghề, Hiếu Liêm vẫn may mắn có những người dám nghĩ, dám làm. Việc thành lập HTX là bước đi đầu tiên để phát triển nghề nuôi hươu, nai theo mô hình chăn nuôi tập trung. Tổng vốn đầu tư của mô hình là gần 7 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 42ha, bao gồm các hạng mục: đất trồng cỏ, chuồng trại, nhà, xưởng và kho sản xuất rượu ngâm nhung hươu, nai.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Châu, người xây dựng dự án này cho biết: "Điều khiến tôi cũng như nhiều hộ nuôi hươu, nai ở đây băn khoăn là sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho thương lái, thường xuyên bị ép giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Khi triển khai dự án, chúng tôi sẽ áp dụng quy trình chăn nuôi sạch để cho ra sản phẩm chất lượng, tiến tới bán sản phẩm cho các cơ sở bào chế thuốc trên cả nước. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất rượu ngâm nhung và cung cấp thịt, con giống ra thị trường. Nếu được các cấp ngành quan tâm trong các vấn đề cấp đất và hỗ trợ vốn thì hợp tác xã sẽ đủ sức bao tiêu sản phẩm cho xã viên và mở rộng ra các hộ chăn nuôi khác nếu sản phẩm của họ đạt chất lượng".

Nguyễn Giáp

Nguồn:nongthonmoihatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm382
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại833,348
  • Tổng lượt truy cập90,896,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây