Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng mẫu lớn QR1

Chủ nhật - 07/10/2012 22:37
Thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) SX hàng hóa, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch 700 ha ở 7 xã thuộc huyện Yên Khánh để trồng giống lúa thuần QR1. Chỉ qua hai vụ, diện tích CĐML đã tăng gấp đôi, thành 1.400 ha. Việc gieo cấy đồng trà trên diện tích rộng đã giảm chi phí SX, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 4-5 triệu đồng/ha…

Sức máy thay sức người

Để hình thành vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, đưa giá trị SX tăng lên từ 1,2- 1,3 lần so với SX đại trà, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, Sở NN-PTNT Ninh Bình đã quy hoạch các xã Khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Vân, Khánh Hội, Khánh Mậu và Khánh Thủy triển khai xây dựng CĐML (trong đó có 3 xã điểm của chương trình NTM giai đoạn 2011-2015).

Đây là các xã có cánh đồng lớn, từ 100 ha trở lên và có điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác và trình độ thâm canh khá. Trong những năm qua, người dân đã dần làm quen SX các giống lúa chất lượng cao như LT2, Bắc Thơm 7, QR1… rất thích hợp để thực hiện SX hàng hóa. Do vậy, vụ xuân và vụ mùa vừa qua Sở NN-PTNT cùng UBND huyện Yên Khánh vận động bà con tổ chức gieo cấy đồng trà giống QR1 theo phương thức gieo sạ.

Người dân tham gia dự án được hỗ trợ giống lúa, phân bón, thuốc trừ cỏ và máy gặt đập liên hợp với định mức 75 triệu đồng/chiếc/xã. Song song với quá trình tổ chức thực hiện dự án, Sở NN-PTNT cũng nỗ lực kết nối với các DN để đảm bảo cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Trong đó Tổng Cty Lương thực miền Bắc đã ký hợp đồng thu mua sản phẩm, Cty TNHH Hoàng Gia cung ứng phân bón Neb 26, Cty TNHH VTNN Hồng Quang cung ứng giống lúa chất lượng cao.

Nhờ chính sách đãi ngộ hợp lý cộng thêm công tác tổ chức tuyên truyền vận động tốt nên chương trình nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía nhân dân. 100% diện tích trong vùng dự án được các HTXNN tổ chức làm đất bằng máy, đảm bảo thời vụ và chất lượng, 100% các hộ tham gia sử dụng phân bón Neb 26 thay thế cho 50% lượng đạm urê, hạn chế được sâu bệnh và ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt do gieo cấy đồng trà nên thời gian thu hoạch của lúa tập trung, là điều kiện để đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch. Hiện đã có 29 máy gặt đập liên hợp tham gia thu hoạch lúa trong vùng dự án giúp thu hoạch khoảng 55% diện tích. Ông Nguyễn Xuân Trường, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Cư cho biết, qua hai vụ triển khai CĐML, nhân dân trong xã thấy hiệu quả rõ rệt. Thứ nhất, việc gieo cấy đồng trà đã giúp cho công tác phòng trừ sâu bệnh tốt, tập trung hơn. Công diệt cỏ cũng giảm hẳn, 1 người trong 1 buổi chiều có thể làm được 5-6 sào ruộng; về công tác thủy lợi việc điều tiết nước cũng dễ dàng.

Lợi nhất là khi thu hoạch, máy móc hoạt động thay sức người nên giảm thiểu chi phí. Nếu làm thủ công thì một sào ruộng phải mất 1 công tương đương với 200.000 đồng, ngoài ra còn mất thêm 2 công lao động để tuốt, sấy nhưng đưa máy móc vào thì chỉ mất 110.000 đồng/sào. Tối thiểu phải giảm được ½ công lao động.

Năng suất, quy mô tăng

Từ kết quả đó, vụ mùa năm 2012, huyện Yên Khánh đã mở rộng diện tích CĐML, quy mô 40-50 ha trở lên và đã có thêm 7 xã tham gia với diện tích mở rộng thêm là 700 ha, nâng tổng diện tích CĐML của tỉnh là 1.400 ha.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế, năng suất thực thu trong vùng dự án ở vụ xuân đạt từ 230-260 kg/sào, tương đương 64-68 tạ/ha, cao hơn so với SX đại trà khoảng 10%. Thêm vào đó, do SX theo cùng giống, cùng trà và cùng điều kiện chăm sóc nên sản phẩm lúa trong vùng dự án có độ đồng đều cao, chất lượng đảm bảo. Vụ xuân vừa qua, TCty Lương thực miền Bắc đã thu mua trên 100 tấn lúa thương phẩm QR1 với giá 7.100 đồng/kg.

Như vậy, đối với các hộ tham gia dự án CĐML chi phí SX sẽ giảm từ 2,7-3 triệu đồng/ha và cho thu nhập cao hơn so với SX đại trà từ 4,6-5,5 triệu đồng/ha. Cũng theo ông Trường thì thời gian đầu vận động nhân dân tham gia dự án gặp nhiều khó khăn vì tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của bà con nên việc áp dụng gieo cấy cùng một giống lúa, cùng thời điểm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh là chuyện ít người nghĩ đến chứ đừng nói đến sự tin tưởng.

Để thuyết phục, ngoài tuyên truyền hàng loạt chính sách hỗ trợ của nhà nước, thậm chí cán bộ xã còn phải bỏ tiền ra mua lại giống cũ của dân. Vậy nhưng, chỉ sau vụ xuân, lập tức nhân dân nhìn thấy cái lợi nên vào vụ mùa cả 600 hộ tham gia dự án đều răm rắp vận hành theo chương trình, không ai phải bảo ai.
 

Kiên Cường:
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,618
  • Tổng lượt truy cập90,899,011
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây