Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng khoai tây cao sản năng suất đạt 13,5 tấn/ha, thu nhập 150 triệu đồng/ha/vụ; mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi động vật hoang dã (lợn rừng sinh sản, nuôi chồn nhung đen) tại các huyện Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Quảng Yên và thành phố Cẩm Phả, mỗi mô hình quy mô 1.000 con cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng, lãi suất 30 - 40 %/vụ nuôi/3 tháng. Đặc biệt, mô hình chăn nuôi lợn rừng sinh sản đã tạo được sức lan tỏa lớn, hình thành được phong trào chăn nuôi trong nhân dân, góp phần nâng cao thu nhập cao gấp 5 - 6 lần so với phương pháp chăn nuôi truyền thống, giảm áp lực khai thác động vật hoang dã tại các vùng đồng bào dân tộc, miền núi.
Riêng các mô hình nuôi thủy sản được triển khai đồng bộ trên ba loại hình mặt nước, nuôi ngọt, nuôi lợ và nuôi biển với những đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định phù hợp với điều kiện sinh thái, năng lực của người dân từng vùng, miền địa phương trong tỉnh. Nhiều mô hình nuôi thủy sản đã được tổng kết, nhân rộng đạt kết quả như: mô hình nuôi cá rô đồng, cá rô đầu vuông xuất khẩu tại 6 huyện miền núi: Hoành Bồ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu và Ba Chẽ. Sau 2 năm thực hiện 11 mô hình, năng suất nuôi cá đạt trên 6,2 tấn/ha, sản lượng thu khoảng 7 tấn cá thương phẩm, tổng thu nhập khoảng 430 triệu đồng, lợi nhuận đạt 120 - 150 triệu đồng/ha. Các mô hình khai thác thủy sản được xây dựng và triển khai hướng tới mục tiêu cơ cấu hợp lý, cải tiến và ứng dụng công nghệ khai thác hợp lý, hiệu quả kinh tế cao, giúp ngư dân yên tâm bám biển dài ngày vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển đảo của tổ quốc.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái Nguyễn Tiến Dũng thừa nhận, những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai cùng lúc trên cùng một địa bàn nên còn manh mún, quy mô nhỏ. Cộng thêm việc tìm đầu ra cho sản xuất còn có nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả đạt được của các mô hình chưa như mong đợi. Ngoài ra, Quảng Ninh còn tồn tại bất cập trong công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch sản xuất nông lâm, ngư nghiệp nói chung, quy hoạch vùng, đối tượng sản xuất.
Hiện tỉnh đang tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng quy trình sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, miền, địa phương trong tỉnh; tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân.
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh