Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá lồng, nghề thoát nghèo của ngư dân Hải Lăng

Thứ hai - 08/10/2012 04:07
Nhằm giúp nhân dân vùng sông nước ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, năm 2008, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng trên sông. Từ hiệu quả bước đầu, đến nay, toàn huyện đã có 120 lồng nuôi cá, trở thành nghề thoát nghèo cho nhiều hộ dân.

Nhiều hộ ở thôn Văn Trị (Hải Tân) đã xây được nhà 2 tầng nhờ nuôi cá lồng trên sông.

Cũng như các hộ khác trong thôn Văn Trị (xã Hải Tân), gia đình ông Lê Văn Đằng có 3 đời sống bằng nghề chài lưới trên sông Ô Giang. Cuộc sống của 5 người phụ thuộc chủ yếu vào số thủy sản đánh bắt được hàng ngày, do vậy, đói nghèo luôn bám riết gia đình ông. Tới năm 2008, sau khi tham gia thực hiện mô hình nuôi cá lồng trên sông thì cuộc sống của gia đình ông thay đổi hẳn. Mỗi vụ ông nuôi 200 con cá trắm cỏ, 350 con cá chình cùng hàng ngàn con cá rô phi…, thu nhập 50 - 70 triệu đồng/năm.

“Chừ ri là không lo đói nữa, nhờ nuôi cá lồng trên sông mà cả nhà tui đã vượt qua đói nghèo. Lúc đầu, khi nghe lãnh đạo xã và cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng vận động nuôi cá lồng, bà con chúng tui vẫn nghi ngờ lắm, sông nước mênh mông, lại lũ lụt liên miên thì răng mà nuôi được? Rứa mà chừ thì khác, hiệu quả lắm chú ơi. Nuôi cá lồng không tốn diện tích đất đào ao, chỉ cần làm lồng thật tốt là được, lũ lụt gì cũng không sợ trôi”, ông Đằng vui vẻ khoe.

Hải Tân hiện có gần 80 lồng nuôi cá trên sông; hơn 100 hộ chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản đã thoát được cảnh nghèo khó nhờ nuôi cá lồng. Đặc biệt, mô hình này còn góp phần giúp bà con giảm dần việc dùng xung điện để đánh bắt cá, qua đó bảo vệ được nguồn lợi thủy sản và môi trường.

Ông Bùi Văn Giang, Phó chủ tịch UBND xã Hải Tân cho biết: “Đối với xã có nhiều sông như Hải Tân thì việc phát triển mô hình nuôi cá lồng là rất thích hợp, bất cứ gia đình nào cũng làm được bởi không tốn nhiều chi phí cũng như công lao động, chỉ cần cho cá ăn theo đúng hướng dẫn là hiệu quả rồi”.

Theo thống kê, toàn huyện Hải Lăng có 120 lồng nuôi cá. Ông Đào Văn Trẫm, cán bộ phụ trách thuỷ sản Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Với những kết quả đạt được, chúng tôi đang tiếp tục vận động bà con ở vùng sông nước phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông. Theo đó, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND huyện để có chính sách hỗ trợ cho nhân dân, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách nuôi cũng như phòng ngừa dịch bệnh cho cá để mô hình đạt hiệu quả cao nhất”.

Gia Thi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,775
  • Tổng lượt truy cập90,899,168
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây