Học tập đạo đức HCM

HLV Vĩnh Phúc: Cánh tay nối dài trong XDNTM

Thứ sáu - 22/06/2012 04:03
Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc được xem là một trong những đơn vị năng động ở khu vực phía Bắc. Nhờ chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, củng cố tổ chức Hội nên những đóng góp của HLV trong việc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương là rất lớn.

Nhiều trang trại bạc tỷ

Thực tế đã ghi nhận, những năm gần đây, các trang trại vừa và nhỏ của Vĩnh Phúc cho thu nhập khá cao. Theo chân cán bộ HLV đi thăm các mô hình, chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn điều này.

Rời quân ngũ trở về quê hương năm 1985, giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân đúng vào lúc đất nước và gia đình gặp muôn vàn khó khăn, nhưng ông Đỗ Viết Tiến ở thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) không cam chịu đói nghèo. Sẵn có nghề mộc truyền thống, cộng với số tiền ít ỏi dành dụm được, ông mở xưởng mộc và cửa hàng bán đồ gỗ tại quê nhà. Cuộc sống tuy no đủ nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ước nguyện của ông là phát triển kinh tế VAC, làm giàu cho quê hương và gia đình một cách bền vững. Rồi thời cơ ấy cũng đến, năm 2008, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, ông đấu thầu 3ha đất gò cao, hoang hóa, xây chuồng nuôi cá sấu, gà thả vườn; diện tích còn lại trồng cây cảnh, cây ăn quả, đào ao thả cá. Thời gian đầu, thu nhập của trang trại chưa cao nhưng năm nào cũng có tích lũy. Khi thấy đầu ra của cá sấu ngày càng hấp dẫn, ông xây thêm bể, mở rộng diện tích nuôi, kết quả là năm 2010, ông thu 3 tấn cá sấu thịt, cung cấp trên 300 con cá sấu giống cho 3 trang trại trong tỉnh. Với cách làm này, trừ chi phí, mỗi năm ông thu lãi 120-150 triệu đồng.

Ông Khổng Văn Sinh ở xã Đại Đình (Tam Đảo) khởi nghiệp chỉ với 1ha đất. Năm 2004, ông đầu tư nuôi gà công nghiệp cùng 3.000 gà đẻ trứng; 20 lợn nái. Năm 2009, ông nhận tiếp 11ha rừng sản xuất, vào Bình Phước mua 10 con lợn rừng về nuôi. Kết quả là, ngoài việc chăm sóc rừng, ông còn gây dựng được đàn lợn rừng 150 con. Táo bạo hơn, năm 2011, ông thử nghiệm nuôi 10 con hươu sao, con nuôi của vùng rừng núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bước đầu con vật này đã tỏ ra thích nghi với vùng núi Tam Đảo.

Cũng giống như ông Sinh, ông Trần Văn Hai ở xã Minh Quang (Tam Đảo) chỉ có vài hecta đất, không liền khoảnh, nằm rải rác, nhưng ông đã gây dựng được mô hình nuôi con đặc sản như: dúi, rắn, don, kỳ đà. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm ông thu lãi 250-300 triệu đồng.

Hội nghề nghiệp năng động

HLV Vĩnh Phúc là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động xuất phát từ tinh thần tự nguyện, đoàn kết, hợp tác, cùng nhau phát triển kinh tế VAC; giúp xóa nghèo, làm giàu, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững, XDNTM.

Hươu sao đã "bén duyên" núi rừng Tao Đảo.


Xác định được nhiệm vụ của mình, Hội luôn chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật, tham quan mô hình trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, tổ chức Hội ngày càng được củng cố. Hiện, 3/9 huyện, thành, thị (Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc) đã có tổ chức Hội với 45 đơn vị HLV cấp xã, 123 chi Hội, 1 câu lạc bộ trang trại, với 4.284 hội viên.

Nhằm giúp hội viên, chủ trang trại phát triển phong trào làm kinh tế VAC, gắn với XDNTM, Hội đã phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, XDNTM; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, biểu dương gương điển hình làm VAC giỏi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Sở Tư pháp mở 2 lớp tập huấn, phổ biến nghị quyết của tỉnh; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại tố cáo; nghiệp vụ hòa giải liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ hội viên; phối hợp với Hội doanh nghiệp mở 2 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ mở 2 lớp chuyển giao quy trình sử dụng chế phẩm Biomix nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế VAC.

Về những việc Hội đã làm được trong thời gian qua, bà NguyễnThị Liên, Phó chủ tịch HLV Vĩnh Phúc cho biết: “Mặc dù là Hội nghề nghiệp, không có kinh phí hoạt động, song chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và gây dựng phong trào VAC của tỉnh ngày càng phát triển. Song để thực hiện nhiệm vụ XDNTM, Hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng giao thông nội đồng và các công trình công cộng khác; làm tốt công tác vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa”.

Theo kinhtenongthon..com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại706,828
  • Tổng lượt truy cập90,770,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây