Học tập đạo đức HCM

Những tỷ phú, triệu phú giàu lên từ nông nghiệp

Thứ hai - 03/09/2012 07:46
Hai người trẻ, nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã nhanh chóng làm giàu, trở thành những điển hình tiên tiến.

Huỳnh Ngọc Tư thành công với vườn giống cây nghịch mùa - Ảnh: Trung Chuyên

Tỉ phú cây giống…

Chàng trai gốc Quảng trên Tây Nguyên nhanh chóng trở thành tỉ phú khi khởi sự chuyên về các giống cây nghịch mùa.

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm TP.HCM năm 1998, Huỳnh Ngọc Tư về nhận công tác tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại đây, cùng nhiều đồng nghiệp, chàng kỹ sư trẻ quê gốc Quảng Ngãi này trở nên đam mê với công việc nghiên cứu, tuyển chọn, thực nghiệm tác động bằng hóa chất để tạo ra những giống cây ăn quả nghịch mùa (trái vụ) có năng suất cao, chất lượng tốt.

Một lần đi công tác tại Tây Nguyên, Tư mê mẩn trước những vườn cà phê, cao su, cây ăn trái bạt ngàn trên cao nguyên đất đỏ. “Người dân Tây Nguyên rất vững kinh nghiệm làm cà phê nhưng kỹ thuật trồng cây ăn trái thì đi sau các tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, vùng cao nguyên có tiềm năng rất lớn cho cây ăn trái, nhất là các giống nghịch mùa”, Tư nhận định. Liền đó, năm 2005, anh quyết định chuyển công tác tại Sở Khoa học - Công nghệ Đắk Lắk, tham gia chương trình nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị bơ trái, một công việc mà anh cho là tạo tiền đề cho những thành công sau này. Cây bơ trái vụ có sức hút rất lạ với Tư. Nhiều năm liền, những ngày nghỉ anh đều tranh thủ cưỡi xe máy đi hàng trăm cây số, lùng sục từng vườn bơ ở các huyện xa của tỉnh Đắk Lắk để ghi chép, tìm hiểu.

Tự anh tìm ra 100 cây bơ nghịch mùa. Sau đó, sàng lọc chọn được 46 cây có đặc tính nổi trội. Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi 3 năm liền, Tư “chốt” được 5 cây bơ ưu việt nhất, gồm: 1 cây bơ sớm (ra trái từ tháng 1 - 4 hằng năm), 3 cây bơ muộn (tháng 9 - 12) và 1 cây bơ tứ quý (ra trái quanh năm), mỗi cây có năng suất gần 5 tạ trái/năm. Theo đề xuất của anh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã lập Hội đồng khoa học thẩm định và công nhận 5 cây bơ trên có đủ phẩm chất là cây đầu dòng theo ký hiệu từ CĐD.BO.41.01 đến CĐD.BO.41.05. Các giống bơ nghịch mùa này cũng đã được Hội Sở hữu trí tuệ VN công nhận trong Top 100 Sản phẩm vàng thời hội nhập năm 2011 của cả nước.

Để xây dựng thương hiệu cho các giống cây nghịch mùa, anh Tư quyết định thành lập Công ty TNHH một thành viên Đắk Farm do anh làm giám đốc, chuyên sản xuất, cung ứng cây giống cho cả vùng Tây Nguyên. 5 cây bơ giống đầu dòng mà anh dày công tuyển lựa mấy năm trước đã giúp anh khởi nghiệp thành công. Anh Tư cho biết năm 2010, Đắk Farm bán ra thị trường 20.000 cây bơ giống nghịch mùa lai ghép, năm 2011 là 30.000 cây, với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/cây. Ngoài cây bơ, vườn giống của anh Tư còn cung ứng 12 giống cây ăn quả khác, phần lớn là cây nghịch mùa; 6 loại cây công nghiệp, 4 loại cây trồng rừng… Năm 2011, doanh thu của vườn giống Đắk Farm hơn 2 tỉ đồng, trong đó một nửa từ các giống bơ.

Anh Tư quan niệm việc kinh doanh của anh sẽ góp phần giúp nông dân thay đổi suy nghĩ trong canh tác nông nghiệp, chú trọng thâm canh các loại cây ăn quả, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. “Đến nay, Đắk Farm đã có 70 ha cây bơ liên kết với nông dân do công ty cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, theo dõi sinh trưởng; năm 2012 sẽ có thêm 300 ha nữa”, anh Tư cho biết. 

và triệu phú con giống

Ứng dụng tri thức, kỹ thuật vào chăn nuôi, Bùi Công Trung tìm ra hướng phát triển cho trang trại con giống gia cầm của gia đình, thu về gần nửa tỉ đồng tiền lãi mỗi năm.

Bùi Công Trung, sinh năm 1986 (thôn Đồng Ăng, xã Kim Long, H.Tam Dương, Vĩnh Phúc) được xếp vào hàng những thanh niên triệu phú ở vùng đất bán sơn địa nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo. Không những thế, chàng trai này còn là người thức thời, hiện đại. Ngoài quán xuyến công việc ở trang trại, Trung còn tận dụng, khai thác hiệu quả mạng internet trong tìm tài liệu học tập về chăn nuôi, sử dụng dịch vụ ngân hàng giao dịch tài chính với khách hàng. Thế nên từ nhận đơn đặt hàng, trao đổi với khách đa phần đều thông qua điện thoại và internet.


Thành công của Trung đã giúp hàng chục gia đình có việc làm, thu nhập ổn định - Ảnh: P.H 

Thời còn học phổ thông, từ số tiền “bỏ lợn” tiết kiệm, Trung đầu tư nuôi riêng đàn vịt 300 con thương phẩm. Trung phấn khởi nhìn đàn vịt khỏe mạnh, chóng lớn, chờ ngày gặt hái thành quả. Chẳng may biến cố xảy ra, đàn vịt bị bệnh chết hàng loạt. Không cam chịu, Trung lấy mẫu mang đi xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến người lớn vừa ngạc nhiên vừa nể phục.

Chàng trai này đã từ chối cơ hội trở thành sinh viên, quyết định ở nhà làm kinh tế gia đình. Học việc chưa được bao lâu, năm 2007, người cha dạn dày kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi đột ngột qua đời trong cơn đau tim. Bất đắc dĩ, Trung trở thành trụ cột, lo toan mọi việc trong nhà.

Trung đã vạch ra kế hoạch phát triển trang trại gia đình theo cách riêng của mình. Ngoài số khách hàng truyền thống, Trung tìm cách tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ, làm phong phú chủng loại con giống. Năm 2008, nghề chăn nuôi gia cầm phát triển, khách hàng tìm đến Trung ngày một thêm đông, Trung tiếp tục đầu tư lắp thêm hệ thống máy ấp trứng công suất lớn. “Cơi nới” trang trại do cha để lại đến khi hết công suất, Trung mạnh dạn vay vốn, mua thêm mảnh đất rộng hơn 2.000 m2 quy hoạch làm trang trại.

Nhận thấy bản thân không thể “ôm” hết việc mà nhiều hộ gia đình xung quanh vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, Trung vận động họ cùng nâng cấp thành trang trại “con” với quy mô vừa và nhỏ. Theo đó, Trung nhận hỗ trợ các hộ từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến bao tiêu sản phẩm đầu ra. Bù lại các hộ được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn hoặc trả tiền công lao động. Cho đến nay, ngoài 2 trang trại chính, Trung phát triển hệ thống trang trại “con” đến gần 20 hộ gia đình, đảm bảo cung cấp mỗi tháng hàng vạn con giống gia cầm cho người chăn nuôi tại các tỉnh khu vực phía Bắc.

Theo Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay55,553
  • Tháng hiện tại852,251
  • Tổng lượt truy cập90,915,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây