Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà Sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 31/10/2012 03:55
Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh vừa xây dựng thành công mô hình nuôi gà Sao tại hai xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ). Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi...

Mô hình nuôi gà Sao lần đầu tiên được triển khai tại Hà Tĩnh với 8 hộ dân tham gia, số lượng 2.500 con.

Gia đình chị Phạm Thị Anh ở thôn 10 (xã Cẩm Mỹ) là hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau gần 4 tháng chăm sóc theo đúng quy trình, đến nay, đàn gà Sao 300 con của gia đình chị phát triển khá tốt, tỷ lệ sống trên 95% với trọng lượng bình quân 1,3 kg/con.

Chị Anh cho biết: Mặc dù đã nuôi nhiều giống gà nhưng khi nuôi gà Sao cũng rất bỡ ngỡ, lo lắng. Tuy nhiên, do tin tưởng vào sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông chị đã quyết tâm làm. Và cuối cùng chị đã thu kết quả khả quan. Theo chị Anh, gà Sao là giống dễ nuôi, ăn tạp, thức ăn dễ kiếm như: lúa, bắp, rau, cỏ, thân cây chuối và khả năng chống chịu bệnh tật khá tốt.

Đến thời điểm này, sau 4 tháng nuôi, kết quả từ các mô hình trình diễn nuôi gà Sao cho thấy, tỷ lệ sống của đàn gà trên 93%, trọng lượng bình quân 1,3 kg/con, cá biệt có con đạt 1,7 kg/con. Theo tính toán sơ bộ, trừ chi phí, nếu 1 hộ nuôi 300 con/lứa, sau 120 ngày nuôi thu lãi trên 13 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới nên để đạt được kết quả bền vững, bà con cần lưu ý một số điểm sau: Gà Sao có nguồn gốc hoang dã, nhút nhát, rất nhạy cảm với người, bay cao nên dễ bay mất. Gà Sao có chân nhỏ, xương giòn hơn so với gà thường nuôi khác, trong quá trình vận chuyển từ xa về dễ bị choại chân. Khi có tác động bên ngoài, gà thường hoảng loạn, dồn đè lên nhau dẫn đến con yếu, con choại chân bị đè chết.

Trên thị trường thực phẩm hiện nay, gà Sao vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng. Vì thế, sau thành công của mô hình nuôi thử nghiệm thì khâu tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề then chốt để phát triển và nhân rộng mô hình nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quốc Triển
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập405
  • Hôm nay75,038
  • Tháng hiện tại443,245
  • Tổng lượt truy cập97,671,426
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây