Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn rừng - "một vốn, bốn lời"

Thứ ba - 14/08/2012 20:21
Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
 
Anh Nguyễn Quang Lâm chăm sóc đàn lợn rừng.
Những năm gần đây, thịt lợn rừng trở thành món đặc sản miền núi. Xuất phát từ nhu cầu của thực khách, một số nhà hàng không ngại ngần móc nối với cánh thợ săn để mua thịt lợn rừng về chế biến. Việc làm này vô hình trung đã tiếp tay cho hành vi trái pháp luật, gây mất cân bằng sinh thái. Từ ngày những trang trại nuôi lợn rừng ra đời, nhu cầu thực phẩm của con người được giải quyết, đồng thời, loài lợn rừng cũng tránh được nguy cơ bị tuyệt diệt. Tại thị trấn Lao Bảo, gia đình anh Nguyễn Quang Lâm là một trong số các hộ tiên phong bỏ hàng trăm triệu đồng xây dựng mô hình nuôi lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Ý tưởng nuôi lợn rừng đã xuất hiện trong tiềm thức không ít người dân thị trấn Lao Bảo, nhưng phần đông bà con bỏ cuộc vì thấy giá lợn giống quá cao, điểm cung cấp con giống ít, trong khi kinh nghiệm chăn nuôi lại chưa nhiều. Thế nên, ai cũng lắc đầu khi hay tin anh Nguyễn Quang Lâm lặn lội sang Thái Lan, rồi vào Đà Nẵng mua về 18 con lợn rừng để làm giống, trong đó, tính riêng giá của một con lợn đực giống đã lên đến 40 triệu đồng.

Lý giải cho sự "liều lĩnh" ấy, anh Lâm chia sẻ: "Trước khi quyết định nuôi lợn rừng, mình đã tham khảo nhiều sách báo, tìm hiểu một số mô hình. Giá con giống đúng là cao thật nhưng bù lại chi phí đầu tư vào trang trại, thức ăn, công chăm sóc lại ít tốn kém hơn so với lợn nhà nhiều. Trong khi đó, thịt lợn rừng bán được giá cao, nhu cầu của thị trường lớn, vả lại mình còn thu được một khoản kha khá từ việc bán con giống".

Sau khi đưa lợn về trang trại, anh Lâm luôn túc trực, tỉ mỉ quan sát đặc tính sinh trưởng của lợn rừng. Qua một thời gian anh nhận ra, lợn rừng không thích nuôi nhốt như lợn nhà, chỗ nuôi cần nhiều ánh sáng song phải có cây bóng mát, cách xa khu dân cư, độ dốc vừa phải... Nắm bắt điều đó, anh Lâm khoanh 5.000m2 đất bán sơn địa bằng lưới B40 để làm chuồng trại. Tận dụng vị trí các cây trồng lâu năm trong khuôn viên, anh bố trí hợp lý nơi tắm nắng, sân ăn, hệ thống vòi nước tự động...

Nuôi lợn rừng đòi hỏi sự kiên nhẫn, đặc biệt là lúc mới đưa loài vật này về. Lợn rừng thông thường rất nhát nhưng có khi chúng lại lồng lộn, tìm cách phá chuồng để thoát ra ngoài, thậm chí còn nhịn ăn. Vì thế, trong thời gian chờ lợn thích ứng với chỗ ở mới, chủ nhân phải bình tĩnh và đối xử nhẹ nhàng với chúng. Anh Lâm cho biết: "Chăm lợn rừng lúc mới về cũng như... chăm trẻ con. Phải từ từ làm quen, chu đáo trong khi cho ăn, dọn chuồng... Sau này, khi lợn "quen hơi bén tiếng" thì không phải lo lắng quá đến khâu chăm sóc nữa".

"Nuôi lợn rừng dễ hơn nuôi lợn nhà nhiều" - Đó là kinh nghiệm anh Nguyễn Quang Lâm rút ra khi nuôi song song hai giống vật này. Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là thực vật như rau, thân cây chuối, cỏ, ngô, khoai... Các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, bột, cám được hạn chế đáng kể bởi có thể làm giảm chất lượng thịt, đôi khi còn gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn.

Anh Lâm cho biết: "Trung bình mỗi ngày chi phí thức ăn của một con lợn rừng mất khoảng 30 ngàn đồng. Tuy nhiên, vì gia đình mình trực tiếp trồng chuối, rau, cỏ... dùng cho lợn ăn, nên chi phí giảm đi đáng kể". Bên cạnh đó, lợn rừng là loài động vật có sức chống chịu với thời tiết tốt, ít khi mắc dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người nuôi phó mặc cho tự nhiên; cần chú ý việc tiêm phòng đúng định kỳ, cẩn thận trong chăm sóc lợn con, bảo đảm nguồn nước và thức ăn sạch sẽ...

Qua gần một năm nuôi thử nghiệm, từ 18 con lợn giống ban đầu, hiện nay, đàn lợn rừng của gia đình anh Nguyễn Quang Lâm có gần 100 con; trong đó có 14 lợn mẹ, 2 đực giống. Được biết, mỗi năm, một con lợn rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa có từ 5 đến 6 con. Sau khoảng 4 tháng nuôi dưỡng, mỗi con lợn đạt trọng lượng từ 15 đến 30kg là có thể xuất bán. Trên thị trường, giá trị thương phẩm của lợn rừng hiện nay là hơn 150 ngàn đồng/kg. Giá mỗi kg lợn rừng giống khoảng 250 ngàn đồng. Thế nên, nuôi lợn rừng được đánh giá là nghề mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, "một vốn, bốn lời".

Hiện nay, thịt lợn rừng đang được thực khách ở cả miền xuôi lẫn miền ngược rất ưa chuộng. Để loại đặc sản này trở nên hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, cần đầu tư xây dựng thêm nhiều trang trại nuôi lợn rừng. Đây là hướng hứa hẹn thoát nghèo bền vững đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, thực tế còn rất ít hộ mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình này. Nguyên nhân là do bà con không có số vốn lớn để mua giống; diện tích đất chăn nuôi có hạn; trong khi đó, thời gian nuôi và nhân giống lợn rừng lại khá dài.

Để khai thác và phát huy hiệu quả, đồng thời phát triển mô hình nuôi lợn rừng, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho người dân, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, quảng bá thông tin về các trang trại nhằm tìm đầu ra của sản phẩm..., có thế lợn rừng mới sớm trở thành con vật xóa đói, giảm nghèo.
 

Tây Long
Nguồn:bienphong.com.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay91,191
  • Tháng hiện tại796,304
  • Tổng lượt truy cập90,859,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây