Học tập đạo đức HCM

Thương hiệu Rau hữu cơ Thanh Xuân Kỳ 1: “Kỳ công” sản xuất

Thứ tư - 15/08/2012 06:19
NDĐT- Trong khi khoa học tiến bộ nghiên cứu ra các loại thuốc thực vật nhằm tăng năng suất, giảm bớt sức lao động bỏ ra của con người thì vẫn có những người nông dân kiên trì sản xuất rau “thủ công”. Ấy vậy mà họ đã tạo ra thương hiệu Rau hữu cơ. Sau bốn năm làm quen với quy trình sản xuất này, nhiều người nông dân ở Thanh Xuân – Sóc Sơn (Hà Nội) thậm chí còn… “ham” trồng rau hữu cơ.

Bắt sâu bằng… tay

Không quá vất vả để tìm vào vùng trồng rau hữu cơ Bái Thượng – Thanh Xuân, bởi lẽ cái tên này đã quá “nổi tiếng” đối với nhiều người trong vùng. Từ khi dự án “Trồng rau hữu cơ xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường tại Sóc Sơn, Hà Nội” được tổ chức “Action for the City” (thực hiện từ năm 2008 đến 2010) thành công, mô hình nhóm nông dân Bái Thượng sản xuất rau hữu cơ đã được các tổ chức, nông dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đến tham quan và học tập.

Tìm vào vùng trồng rau, chúng tôi lấy làm lạ khi bao xung quanh là một hàng rào cây cao, chắc chắn. Đưa thắc mắc này hỏi chị Nguyễn Thuỳ Linh – cán bộ nông nghiệp dự án rau hữu cơ, mới biết được đây là bờ bao cỏ voi, dùng ngăn ngừa thuốc trừ sâu từ các ruộng xung quanh, bên ngoài bay vào. Theo tiêu chuẩn, bờ bao cỏ voi này phải cao ít nhất 1,5m.

Ngay giữa các lối đi trải dài các khóm cúc vạn thọ. Chị Thuỳ Linh cho hay những dãy hoa này làm nhiệm vụ dẫn dụ, xua đuổi côn trùng không cho xâm nhập vào các loại cây trồng, không phá hoại rau màu.

Quy trình sản xuất rau hữu cơ hoàn toàn khác biệt với rau thông thường. Chị Nguyễn Thị Nhung, nông dân sản xuất rau hữu cơ Bái Thượng cho biết: “Sản xuất rau hữu cơ tuyệt đối không sử dụng hoá chất hay phân hoá học. Thay vào đó, chúng tôi sử dụng thuốc thảo mộc từ gừng, tỏi, chanh ớt chế ra. Phân trâu, phân bò, tàn dư cây trồng, những cây thu gom trên đồng, rơm rạ mục... là những nguyên liệu của phân ủ nóng. Ủ ba tháng mới đưa ra sử dụng. Để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng dài ngày, chúng tôi lấy đậu tương xay nhỏ ra nghiền, ngâm trong ba tháng”.

Do quy trình tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ sâu, nên những người nông dân phải tự tay vạch lá, tìm sâu. “Bắt sâu thủ công rất vất vả và kỳ công, chẳng hạn như đậu đỗ phải tuốt hết hoa, rồi bắt hết sâu ra”, cô Nguyễn Thị Lan, một nông dân khác kể.

Việc giám sát nội bộ nhóm diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện sản xuất của nhóm, thực hiện nhắc nhở và phát hiện các thành viên không thực hiện các cam kết về sản xuất hữu cơ. Ngoài ra việc giám sát ngoài nhóm diễn ra đột xuất về thực hiện sản xuất và ghi chép sổ của nhóm sản xuất và kiểm tra định kỳ cho việc cấp chứng nhận PGS (chứng nhận PGS bảo đảm sản phẩm được chứng nhận được sản xuất theo đúng quy trình, tuân thủ các quy định trong sản xuất hữu cơ).

Chỉ cần vi phạm một lỗi nhỏ - nhóm nông dân sẽ bị phạt và không được bán sản phẩm của mình với tên gọi hữu cơ.

100% sản phẩm của nhóm sau thu hoạch được sơ chế và tuyển chọn kỹ lưỡng rồi mới đưa đến tay người tiêu dùng. “Những sản phẩm không đạt chất lượng như rau quá xấu, bị dập, sâu… sẽ bị loại”, chị Thuỳ Linh cho biết.

Hiện nay, tổng diện tích đất trồng rau hữu cơ của nhóm Bái Thượng 1 là hơn 9 nghìn m2. Nhóm Bái Thượng 1 chỉ là một trong chín nhóm sản xuất rau hữu cơ của xã Thanh Xuân, nhưng là nhóm có diện tích lớn nhất.

“Ham” làm rau hữu cơ

Dự án “Trồng rau hữu cơ xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường tại Sóc Sơn, Hà Nội” được tổ chức “Action for the City” tổ chức đã kết thúc từ năm 2010. Ngay sau đó, công ty Hà Nội Organic Roots đã chính thức ra đời vào năm 2011, tiếp tục sát cánh, hỗ trợ người nông dân sản xuất rau hữu cơ.

Hiện nay, có tám hộ cùng sản xuất trên diện tích đất của nhóm Bái Thượng 1. Trước đây, có 11 hộ nông dân sản xuất theo phương thức riêng lẻ. Nhưng để đảm bảo chất lượng, những hộ này đã chuyển sang làm tập trung.

Khu đất này phải đảm bảo là khu sản xuất an toàn – đạt các tiêu chuẩn an toàn về đất và nước.

Cô Nhung cho biết, điều quá trình canh tác hữu cơ không sử dụng đến bất cứ loại hoá chất nào, bởi vậy không khí trong vùng sản xuất rất trong lành. “Chị em tha hồ hít thở, chứ không phải như lúc trồng thông thường, lúc nào cũng đeo găng tay, rồi khẩu trang mà hoá chất vẫn xộc lên đầy mồm. Nhất là mùa tháng 6 nắng nôi, có khi chạy vội vàng về để tắm giặt, trái nắng trở trời sốt với ho là bình thường”.

Chị Lan cười nói thêm: “Khác lắm cô ạ, trước đây làm rau an toàn, ngày nào cũng đi phun thuốc, về “kinh” người, nhưng giờ làm rau hữu cơ, bốn năm qua không ảnh hưởng đến sức khoẻ, vẫn ham trồng rau hữu cơ lắm”.

Cuộc sống của những người nông dân sản xuất rau hữu cơ khá ổn định. Nếu như trước đây, họ tự sản xuất và tự tìm đầu ra, tự phân phối, thì bây giờ họ chỉ chuyên tâm đến việc trồng rau, còn đầu ra đã có công ty lo giúp.

Thu nhập của những người nông dân sản xuất rau hữu có tính ra không hẳn là cao, nhưng tháng nào cũng ổn định. Mỗi người được 3 triệu/ tháng, nếu có lao động phụ trong gia đình sẽ được 4 - 4,2 triệu/ tháng. Trong khi đó, ngày trước thu nhập của họ tuỳ theo thị trường, lúc thấp lúc cao. Hiện tại, nhiều hộ đã mua được xe máy, tủ lạnh, sửa được nhà thờ từ sản xuất rau hữu cơ.

Khi được hỏi có khi nào bị “ế” hàng không, cô Nguyễn Thị Lan cho biết: “Chỉ khổ nỗi chúng tôi không làm được ra sản phẩm thôi, chứ cứ làm ra sản phẩm là công ty thu mua hết”.

Đứng giữa vườn rau mát lành, trong trẻo, tôi hiểu rằng vì sao vất vả, cực nhọc hơn nhưng những người nông dân này vẫn “ham” làm rau hữu cơ đến vậy.

 

Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên:

- Rau hữu cơ không bón phân hoá học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

- Tại Việt Nam hiện nay, PGS là hệ thống duy nhất chứng nhận chất lượng các sản phẩm hữu cơ cho thị trường nội địa. Tiêu chuẩn PGS Việt Nam được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ NN&PTNT ban hành. Chỉ những sản phẩm rau hữu cơ có chứng nhận PGS từ các nhóm sản xuất đã được chứng nhận mới thực sự đáng tin cậy.

Theo nddt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,930
  • Tổng lượt truy cập90,870,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây