Học tập đạo đức HCM

Trồng cam sành, thành tỷ phú

Thứ bảy - 16/03/2013 01:52
Cam sành Hàm Yên đã sẵn có thương hiệu, nhưng để làm nghề đạt hiệu quả không phải chuyện đơn giản. Hãy thử tìm hiểu kinh nghiệm từ vị "đại gia chân đất" ở Tuyên Quang.

 

Trong chuyến công tác tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, phóng viên được ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên giới thiệu một “đại gia chân đất” đã sử dụng rất hiệu quả tiền vay của ngân hàng để làm giàu với nghề trồng cam sành.

Quyết chí làm giàu

“Đại gia chân đất” ấy là anh Nguyễn Văn Phò (quê Hàm Yên, Tuyên Quang) - người đã góp sức thay đổi diện mạo cho Khuổi Mù, thôn vùng cao thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Cam sành Hàm Yên đã sẵn có thương hiệu, nhưng để làm nghề đạt hiệu quả không phải chuyện đơn giản.

Anh Phò (phải) giới thiệu sản phẩm cam sành của gia đình với cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên.

Chẳng nói đâu xa, từ năm 2007 trở về trước, cây cam sành ở Khuổi Mù đã là nguồn sống của gần 40 hộ gia đình người Dao trên núi Ngòi Lịp, nhưng do thiếu vốn lẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên công việc sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, người Dao chỉ trồng cam với mục đích đổi gạo kiếm ăn từng bữa nên nhiều khi họ bị cánh thương lái ép giá, có lúc một cân cam chỉ bán… 1.000 đồng.

Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, anh Phò khẳng định, ngoài sự quyết tâm của bản thân anh và người thân trong gia đình, không thể không nhắc tới sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho vay vốn rất đúng thời điểm của các cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quê gốc ở huyện Hàm Yên (giáp với huyện Bắc Quang), khi lên Khuổi Mù năm 2007, anh Phò khi ấy cũng chỉ là một người nông dân với số vốn trong tay rất hạn chế. Không có nhiều tiền, nhưng đổi lại, anh Phò có sự quyết tâm và tinh thần chịu thương, chịu khó. Vẫn quyết định trồng giống cam của quê hương Hàm Yên, nhiều đêm anh thao thức suy nghĩ cách làm ăn đạt hiệu quả, mang lại công việc ổn định cho gia đình cũng như nhiều lao động khác.

Ban đầu, nhìn cảnh đồi núi trơ trọi, điện không có, nước thiếu thốn, lại thêm đường sá đi lại rất khó khăn, chị Nguyễn Thị Hằng (vợ anh Phò) đã… bàn lùi khi tính chuyện quay về thị trấn Tân Yên để tìm việc khác. Nhưng, khi chí đã quyết, anh Phò quyết tâm phải làm bằng được.

Đầu tiên, anh huy động tất cả mọi người trong gia đình phát rẫy, đào hố, phối hợp cùng người dân địa phương làm đường dẫn nước từ sông Bạc lên Ngòi Lịp. Tiếp đó, anh đánh liều đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên vay 400 triệu đồng. Con số ấy với nhiều người dân địa phương là một món tiền quá lớn và ít ai tin anh Phò sẽ vay được. Nhưng, sau khi khảo sát mô hình trồng cam và định hướng làm ăn, phát triển kinh tế trang trại của anh Phò, ngân hàng đã đồng ý cho vay vốn hỗ trợ lãi suất.

Biến không thành có

Khi khởi nghiệp, mọi thứ vô cùng khó khăn. Anh Phò lo, các cán bộ ngân hàng cũng lo chẳng kém. Ngay vụ cam đầu tiên, gia đình anh Phò mất trắng vì thiên tai. Không nản, anh Phò dồn hết số tiền còn lại để tiếp tục đầu tư vào trồng cam, nuôi gà và lợn. Cuối cùng thì trời cũng không phụ lòng người, từ vụ cam thứ hai trở đi, gia đình anh Phò liên tục thắng lớn. Ở lần thu hoạch gần nhất, 10ha cam đã mang về cho gia đình anh gần 200 tấn quả, nếu tính theo giá thị trường là 10.000 đồng/kg thì sau khi trừ đi các chi phí, gia đình anh Phò đã lãi 1,5 tỷ đồng.

Nhờ có người tiên phong như anh Phò, Khuổi Mù từ chỗ là thôn nghèo giờ đã thành thôn giàu ở xã Vĩnh Hảo vì bà con học tập và làm theo anh Phò. Anh Phò khẳng định: "Đất và cam ở Khuổi Mù này, nếu biết cách làm ăn thì lo gì không đạt được hiệu quả. Quan trọng là ý chí và sự hỗ trợ về vốn đúng lúc mà thôi". Lời bộc bạch của anh Phò chẳng sai chút nào bởi cam sành Hàm Yên đã được bầu chọn là 1 trong 50 loại quả có giá trị nhất Việt Nam và được rất nhiều người biết tiếng.

Có được đà, anh Phò mong muốn phát triển thương hiệu hơn nữa, để cam sành Hàm Yên có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Để có được điều đó, anh không giấu giếm ý tưởng sẽ thành lập một hội cam sành Hàm Yên ở Khuổi Mù, để mọi người có thể trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn cũng như sản xuất, tiêu thụ. Nghe chuyện, ông Tuấn khẳng định: “Nếu ý tưởng ấy thành hiện thực, ngân hàng chúng tôi sẵn sàng ủng hộ và giúp nông dân vay vốn để làm ăn, phát triển kinh tế”.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay81,275
  • Tháng hiện tại786,388
  • Tổng lượt truy cập90,849,781
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây