Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

Thứ năm - 05/12/2024 03:28
Anh Trần Văn Hiếu thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch là tấm gương tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, mạnh dạn đổi mới nghị lực để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, anh Trần Văn Hiếu luôn trăn trở để tìm một hướng đi mới, thôi thúc anh không ngừng tìm tòi, học hỏi từ các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến theo nhu cầu của thị trường phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho gia đình. Nhận thấy nghề mộc mà bấy lâu nay mình theo đuổi giờ đây gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển để sản xuất.
Thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch là một vùng đất của những con người giàu lòng chăm chỉ luôn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chân lấm tay bùn”, trong đó phải nói đến anh Trần Văn Hiếu, một con người siêu năng, chịu khó, là một trong những hộ mạnh dạn đi đầu để phát triển kinh tế anh vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề mộc, nhận thấy nghề mộc xu thế ngày càng phát triển chậm, nhu cầu sử dụng ngày càng giảm, anh đã mạnh dạn thay đổi phát triển kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp đa dạng hóa đối tượng nuôi, năm 2020, anh bắt tay nuôi thử nghiệm đối tượng mới.
4
Bà Nguyễn Thị Thành - Vợ anh Hiếu chăm sóc đàn dê của gia đình.
Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi lươn không bùn trên báo đài, tôi quyết định mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng, mua 4 tạ giống với giá 45 triệu đồng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu gặp nhiều khó khăn về thời tiết không thuận lợi, kinh nghiệm chưa có nên khi giống lươn vừa thả nuôi sốc nhiệt dẫn tới lươn chết hàng loạt, do đó tôi đã mất trắng hoàn toàn. Trong những tiềm thức và suy nghĩ đây là những đối tượng đang được thị trường ưa chuộng tôi đã không nản chí, năm 2021, tôi quyết định cải tạo lại hệ thống bể, đầu tư nuôi sang nuôi ếch thương phẩm.
Khi chúng tôi đến tham quan mô hình anh Hiếu chia sẻ: Để đầu tư thời gian và vốn liếng cho sản xuất tôi đã quyết định thả nuôi hơn 6.000 ếch giống. Ếch vốn là loài động vật dễ nuôi, không tốn nhiều diện tích, hạn chế được dịch bệnh, vì vậy, tôi đã xây dựng 8 bể với tổng diện tích hơn 50m2 để thả nuôi. Nhờ học hỏi được kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh nên ếch phát triển tốt, xuất bán lứa ếch đầu tiên với giá 70.000 đồng/kg, thu về gần 80 triệu đồng.
Chia sẻ với chúng tôi về thành công ban đầu của mình, anh cho biết thêm nuôi ếch khá nhàn, chi phí đầu tư thấp, mỗi ngày cho ăn 2 lần, thời gian nuôi ngắn, trung bình một năm có thể nuôi được 2 - 3 lứa ếch, đầu ra ổn định thì hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao. Quá trình nuôi đã dần giúp cho anh đúc rút được kinh nghiệm nuôi ếch và nắm vững về quy trình kỹ thuật đó là:  Để ếch sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, người nuôi cần phải chú trọng đến xử lí môi trường ao nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi để giữ môi trường ao nuôi luôn trong sạch, hạn chế dịch bệnh và tạo ra sản phẩm nuôi an toàn. Hàng ngày thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ để hạn chế chất cặn bẩn do phân ếch thải ra bám vào da ếch ảnh hưởng đến hô hấp và làm ếch bị nhiễm bệnh.
 Giai đoạn còn nhỏ Ếch có tập tính ăn thịt lẫn nhau, con lớn nuốt con bé nên người nuôi cần đặc biệt chú ý nuôi thưa, lọc và phân cỡ ếch để hạn chế hiện tượng ếch ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt. Lượng thức ăn vừa đủ và hàm lượng đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch; thức ăn phải đảm bảo về chất lượng, không bị ôi thiu thối mốc…  Khi cho ếch ăn thức ăn phải được rải đều khắp lồng, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Đối với thức ăn tự chế như ốc bươu vàng, cá tạp cần xay nhỏ và sau khi ếch ăn xong cần phải loại bỏ thức ăn dư thừa tránh làm ếch bị mắc bệnh đường ruột, chứng bụng đầy hơi. Bên cạnh nuôi ếch thương phẩm, hằng năm, tôi còn mạnh dạn học hỏi thêm kỹ thuật sản xuất ếch giống. Nhờ đó, gia đình giảm thiểu được chi phí đầu vào, đồng thời, có thể cung cấp ếch giống cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, các huyện lân cận với mức giá từ 1.500 – 2.000 đồng/con, tăng  thu nhập cho gia đình 4 triệu đồng/tháng.
1
Mô hình nuôi ếch giúp gia đình anh Hiếu có thu nhập khá.
Năm 2023, nhận thấy mô hình chăn nuôi có thể phát triển theo hướng đa dạng hơn, tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, ông Hiếu quyết định nuôi thêm 2 cặp dê, hơn 50 con gà siêu trứng, gà thịt và 5 con lợn nái sinh sản. Để tiết kiệm chi phí, tôi đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị phụ vụ chăn nuôi, sản xuất cám nguồn nguyên liệu tại chỗ như: cám gạo, ngô, cá, ốc… Bên cạnh đó, ông còn học hỏi thêm kỹ thuật ủ trứng, nuôi ấu trùng làm thức ăn trong chăn nuôi tuần hoàn; trồng cỏ làm thức ăn cho dê nhằm tiết kiệm chi phí. Đến nay, gia đình đã phát triển được với 12 con dê; 16 con lợn; gần 150 con gà siêu trứng, gà thịt; 2 bể lươn không bùn có diện tích khoảng 30m2, thả 1 vạn con giống; 8 bể ếch thương phẩm có diện tích khoảng 50m2, nuôi 6.000 - 7.000 con và đang trong quá trình nuôi thử nghiệm thêm ốc bươu. Sản phẩm làm ra đến đâu được các thương lái đặt hàng đến đó. Theo tính toán sau khi trừ các chi phí đầu tư đã đem lại thu nhập cho gia đình 200 triệu đồng/năm.
Hiệu quả phát triển kinh tế tổng hợp gia đình anh là minh chứng cho thấy việc kết hợp đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao, bền vững và ổn định lâu dài. Đây là một trong những mô hình cần được khuyến khích nhân rộng trong địa phương nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân nông thôn.
        Nguyễn Thị Lý
Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại650,864
  • Tổng lượt truy cập91,824,593
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây