Học tập đạo đức HCM

Trồng dâu nuôi tằm-hướng đi mới cho người dân An Dũng

Chủ nhật - 08/12/2024 22:25
Từ khi chuyển đổi những diện tích đất vườn trồng cây ngắn ngày sang trồng dâu nuôi tằm, nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã có nguồn thu nhập tốt hơn hẳn, mô hình này đang được nhân rộng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.
Mạnh dạn chuyển đổi nghề mới
Xã An Dũng huyện Đức Thọ là địa phương thuần nông. Ngoài trồng lúa, người dân nơi đây đã tận dụng đất vườn trồng các loại cây ngắn ngày như cây ngô, khoai lang, sắn và nhiều loại cây màu khác. Tuy nhiên, do sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu tự cung tự cấp nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Qua tìm hiểu và chịu khó học hỏi, nhiều hộ dân trong vùng đã chuyển đổi sang phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.
Tiên phong áp dụng mô hình này phải kể đến anh Nguyễn Công Chính ở thôn Tân Tiến, xã An Dũng. Từng có kinh nghiệm trồng dâu nuôi tằm nhiều năm ở tỉnh Lâm Đồng. Năm 2021, anh Nguyễn Công Chính trở về quê lập nghiệp và quyết định cải tạo vườn và chuyển diện tích hơn 8 sào từng trồng khoai và sắn sang trồng dâu để nuôi tằm.
z6111393615111 15f6a0e6c1ae5cc9778ba8913914b435

Nhiều diện tích đất vườn trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả được người dân chuyển đổi trồng dâu để nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Công Chính chia sẻ: Hơn 5 năm đi làm ở tỉnh Lâm Đồng, nhận thấy nghề trồng dâu nuôi tằm ở đó rất phát triển, nhiều nông dân thoát nghèo làm giàu từ nghề này. Qua thời gian vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, tôi trở về quê và quyết định mua 1 hộp giống tằm, dành 3 sào đất trồng dâu để thử nghiệm tại quê nhà.
Bước đầu nuôi, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, rủi ro khi thời tiết ở Hà Tĩnh khắc nghiệt, nên số lượng kén thu được không nhiều. Không nản lòng, anh Chính vừa nuôi vừa chú tâm quan sát kỹ lưỡng, rút kinh nghiệm để thuận lợi cho các đợt nuôi sau. Khi đã nắm vững kỹ thuật và mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, anh đã mạnh dạn đầu tư thêm sàn, né, mở rộng diện tích trồng dâu lên 8 sào và tăng cường nuôi 2 hộp/đợt.
Anh Chính cho biết: Để phát triển được nghề này cần phải có diện tích đất trồng dâu và khu vực để nuôi tằm. Nếu nuôi quy mô 1 hộp giống thì ít nhất cũng phải cần 3-4 sào dâu. Cây dâu có nhiều giống khác nhau, nhưng phù hợp với khí hậu thời tiết và thổ nhưỡng tại Hà Tĩnh nhất vẫn là giống dâu siêu lá S9. Trồng dâu có lợi thế là chỉ trồng một lần và cho thu hoạch trong nhiều năm vì đây là loại cây trồng có đặc điểm tái sinh mạnh, cho năng suất ổn định hàng năm, không như những cây trồng khác.  Ngoài diện tích trồng dâu, phải đầu tư lắp đặt giá đỡ và né để nuôi tằm.
 “Quy trình nuôi tằm bắt đầu giai đoạn từ việc cho ấp trứng, sau 9-11 ngày sẽ nở. Tằm con được ươm nuôi trong thời gian 12-14 ngày  bằng cách rải lên sàn, cho ăn 4-5 bữa lá dâu/ngày. Sau đó, tằm được chuyển vào né và chỉ 4 ngày sau là thu hoạch kén để xuất bán. Bình quân mỗi hộp giống cho năng suất 40-45 kg kén, có thời điểm thời tiết thuận lợi , chăm sóc tốt, năng suất kén thu được 55-60 kg/hộp giống. Với giá bán hiện tại 170.000 -180.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/hộp. Trung bình mỗi năm, anh nuôi khoảng 10 lứa tằm trên diện tích sàn 40 m2, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 100-120 triệu đồng/năm.
Trồng dâu nuôi tằm thu nhập gấp 3-4 lần cây trồng khác
Từ hiệu quả sản xuất của gia đình, anh Chính đã tích cực chuyển giao kỹ thuật, khuyến khích người dân trong thôn phát triển mô hình này để cải thiện thu nhập. Hiện nay, anh Chính vừa cung cấp tằm giống vừa thu mua sản phẩm kén cho bà con trong vùng và một số bà con ở địa phương khác trong tỉnh. Tính từ đầu năm đến nay, anh đã thu mua được khoảng 1,5 tấn kén mang lại doanh thu cho bà con trong thôn gần 270 triệu đồng.
Cũng nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của anh Chính, chị Trần Thị Hiền (thôn Tân Tiến, xã An Dũng) đã mạnh dạn chuyển đổi 7 sào đất vườn trồng hành tăm, kiệu sang trồng dâu. Nhờ chịu khó học hỏi, nắm bắt kỹ thuật nhanh, đến nay chị đã nuôi được 6 lứa tằm. Hiện tại lứa tằm thứ 7 đã thu hoạch được gần 70kg kén, dự kiến từ nay đến hết năm, chị sẽ nuôi thêm 3 lứa, trừ mọi chi phí, đem lại thu nhập cho gia đình trên 100 triệu đồng.
.Theo chị Hiền chia sẻ, nếu trồng hành, kiệu hay các loại rau màu khác,  trên diện tích 7 sào này, năm nào thuận lợi thì may ra cho thu nhập khoảng 20 -25 triệu đồng. Như vậy, chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, hiệu quả kinh tế phải gấp hơn 3 lần. Không những thế, trồng dâu hạn chế được tình trạng xói mòn đất vườn. Đồng thời, tận dụng được phân tằm bón cho dâu và cây trồng khác, tiết kiệm được phần nào chi phí sản xuất.
z6111393643753 ec300f86484e0dd8471b679a9bb0bce9
Trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm thu nhập 100-120 triệu đồng, cao gấp 3-4 lần trồng các loại cây truyền thống ngắn ngày khác

 Nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã An Dũng (huyện Đức Thọ) đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo các hộ dân chia sẻ, trồng dâu nuôi tằm không yêu cầu đầu tư quá lớn về giống cây trồng hay thiết bị cơ sở vật chất. Cây dâu thích hợp với nhiều loại đất, có thể trồng trên diện tích đất vườn của gia đình, tằm lại dễ nuôi và phát triển nhanh, có thể duy trì nguồn thu ổn định trong suốt năm do sản phẩm có thu hoạch liên tục và không phụ thuộc mùa vụ.
 Tuy nhiên, để thành công, người nuôi cần chú ý nhất vẫn là giai đoạn tằm non, vì lúc này tằm có sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh nên cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn phải sạch sẽ. Lá dâu cho tằm ăn cũng phải là loại lá dâu bánh tẻ, màu xanh đậm, tươi sẽ giúp tằm khỏe mạnh và tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Với giá giống tằm và giá kén được thu mua với giá thành cao, ổn định như hiện nay, người nông dân không cần phải lo lắng về đầu ra nên nghề trồng dâu nuôi tằm đang đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều nghề khác ở nông thôn, bình quân mỗi ngày, người nuôi tằm thu nhập khoảng 300 đến 400 ngàn đồng. Thấy được sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm kén tằm đem lại thu nhập khá và ổn định, nhiều nông dân trên địa bàn xã đang học tập để áp dụng triển khai nhân rộng.
z6111393615044 664b0d7d402c8002d464a87ccf2bed45
Với giá bán kén tằm ổn định 170.000 đồng-180.000 đồng/kg, không lo đầu ra, mô hình đang được  nhân rộng.
Từ kết quả đạt được, chứng tỏ việc chuyển đổi sang mô hình trồng dâu nuôi tằm là một hướng đi đúng đắn và bền vững cho nông dân ở xã An Dũng và nhiều địa phương khác. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển sản phẩm nông sản địa phương và tạo cơ hội việc làm cho người dân.
Ông Nguyễn Thanh Phương – Chủ tịch Hội nông dân xã An Dũng cho biết: Trước hiệu quả mang lại của nghề trồng dâu nuôi tằm, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động tuyên truyền, khuyến khích nông dân chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, toàn xã đã có 25 hộ dân đã chuyển đổi sang trồng dâu được gần 15 ha, trong đó có 10 hộ nuôi tằm đã có thu nhập, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Tiến. Hiện nay, Hội Nông dân đang tham mưu với UBND xã để thành lập tổ hợp tác, hỗ trợ người dân về nguồn vốn, kỹ thuật canh tác phát triển diện tích trồng dâu nguyên liệu đến chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm kén tằm tạo đầu ra thuận lợi, để từng bước phát triển, nhân rộng mô hình, hướng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại651,480
  • Tổng lượt truy cập91,825,209
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây