Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc, mỗi lá kim thường dài 20-25 cm, lá thường cứng khi vò toát ra mùi thơm đặc trưng.
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều được dùng làm thuốc, cụ thể là:
Tinh dầu thông: Dùng làm thuốc bôi chữa các bệnh ngoài da như ghẻ (chỉ bôi một lớp mỏng để tránh bị rộp da).
Tùng hương (nhựa thu được sau khi cất lấy tinh dầu thông): Có tác dụng chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mủ rò.
Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông): Để chữa đau nhức răng.
Tùng mao (lá thông): Có tác dụng chữa lở loét nếu kết hợp với một số loại lá khác (long não, khế, thanh hao) để nấu nước tắm.
Tùng hoàng (phấn hoa thông): Có tác dụng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt hoặc trị mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng (lấy bột tùng hoàng rắc vào vết thương)…
Sau đây là một số tác dụng của cây thông:
- Chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ máu bầm tím: Lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với nước, dùng nước thuốc xoa bóp chỗ đau.
- Chữa can thận hư (hoa mắt, chóng mặt): Nhân hạt thông, vừng đen, câu kỷ tử, cúc trắng. Mỗi thứ 9 gam sắc uống ngày 1 lần.
- Chữa táo bón: Nhân hạt thông, bá tử nhân, hoả ma nhân, lượng bằng nhau. Nghiền bột làm viên. Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn.
- Chữa ho: Quả thông 10g, lá hẹ 12g, lá kinh giới 12g, thái nhỏ sắc 400ml nước còn 1/3 chia uống 2 lần.
- Chữa ho lâu ngày, ít đờm: Nhân hạt thông 30g, hạnh đào 60g, nghiền nát làm thành cao, trộn 15g mật. Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm. Ngày 2 lần. Nếu dùng thường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận hồng hào.
- Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa thông 40g, nhựa cây sau sau 40g, sáp ong 10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Để nguội, phết lên giấy để dán lên chỗ sưng.
- Chữa nhọt mủ: Nhựa thông vừa đủ với bồ hóng bếp củi, gai bồ kết, quả bồ hòn (đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn thành dẻo quánh mềm để đắp lên nhọt nung mủ.
- Chữa thận yếu, mờ mắt, nhuận da, thần kinh bất định, khó ngủ, hồi hộp lo âu... Hạt thông, câu kỷ, kim anh tử, mạch môn đông, mỗi thứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên, trừ hạt thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm.
- Chữa đau nhức răng: Tùng tiết thái nhỏ ngâm rượu càng đặc càng tốt, ngậm nghiêng phía răng đau một lúc rồi nhổ đi. Ngày 3 lần.
- Chữa vết thương lở loét: Phối hợp với vỏ cây sung, lượng bằng nhau, đốt thành than tán mịn rắc lên vết loét.
- Chữa phù toàn thân: Phối hợp với vỏ cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu nấu nước tắm.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã