Học tập đạo đức HCM

Mách chị em nhận biết thịt bò, lợn, gà, bơm nước

Thứ bảy - 15/06/2013 12:31
Rất khó để phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước bằng mắt thường. Tuy nhiên, các chị em nội trợ có kinh nghiệm vẫn truyền tai nhau một số “bí kíp”.

Khó phân biệt

Về nguyên tắc, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNTN cho rằng, rất khó để phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước bằng mắt thường.

Lý do bởi bản thân trong thịt cũng chứa một tỷ lệ nước nhất định, việc bơm nước vào chỉ làm gia tăng lượng nước. Do vậy, bằng mắt thường, chị em khó có thể nhận thấy rõ sự biến chuyển trong miếng thịt.

Do vậy, nếu không bắt quả tang thì chỉ còn cách mang miếng thịt đi xét nghiệm mới kết luận được là có bị bơm nước hay không.

Tuy nhiên, các chuyên gia thực phẩm và nhiều chị em nội trợ có kinh nghiệm vẫn truyền tai nhau một số “bí kíp”.

Thịt gà: Xem đùi và lườn

Chị Hạnh, (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho hay, với thịt gà, để tránh mua phải gà, vịt bị bơm nước, khi mua, chị em nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà, vịt. Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, chị em cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.

“Theo một số người hay buôn bán gà vịt thì nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm. Ngoài cách dốc ngược, chị em cũng có thể dùng tay ấn vào đùi, lườn gà, vịt. Thịt bị bơm nước thường bập bùng và nhão”, chị Hạnh nói.

Cũng chia sẻ kinh nghiệm, PGS TS. Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt, gà quá béo, chị em chỉ cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.

“Nếu người bán bơm ít nước thì mình có thể nhận bằng cách quan sát, con vật có thể mỡ màng, béo hơn”, PGS TS Thịnh nói.

Thịt lợn, bò

Mách chị em nhận biết thịt bò, lợn, gà, bơm nước
Khó phân biệt thịt heo bị bơm nước (Ảnh minh họa)

Nếu là các loại thịt lợn, bò thì rất khó nhận ra.

Tuy nhiên, để mua một miếng thịt lợn, bò tươi, chị em nên dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu trên thịt tạo thành vết lõm

nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra là miếng thịt tươi. Ngoài ra, các thớ thịt phải đều, màng ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.

Về nguyên tắc khoa học, PGS TS Thịnh phân tích, nếu là trường hợp bơm nước vào con lợn thì có khả năng họ truyền qua mạch máu của con lợn đã chết. Do đó, chỉ khi nào lấy tiết rồi thì mới bơm nước vào và trên thực tế thì không bơm được bao nhiêu.

Còn trường hợp bơm nước vào thịt đã giết bằng xi lanh thì cũng có thể xảy ra.

Trường hợp bơm thuốc an thần để giết mổ (Bài: “Vô vàn cách bơm nước vào thịt, rau ăn gian khối lượng” đăng ngày 14/6/2013) thì mắt thường không phân biệt được vì loại thuốc an thần được sử dụng không màu, không mùi, không vị nên chỉ có thể phân tích mới phát hiện được.

PGS TS Thịnh cũng khuyến cáo, chị em có thể dùng một cách để nhận ra thịt lợn, bò bị bơm nước là khi nấu, để ý nếu ngót đi nhiều do chảy ra nhiều nước thì có thể là căn cứ cho thấy thịt đã bị bơm nước hoặc tạp chất. “Tuy nhiên, cách này cũng khó vì sự nhận định còn phụ thuộc vào đặc điểm thị của giống, loài. Ví dụ “thịt trâu thì teo, thịt heo thì nở””, PGS TS Thịnh nói.

Nhìn nhận một cách hóm hỉnh về mánh khóe gian lận thương mại bằng cách bơm thêm nước, tạp chất vào thịt, rau, PGS TS Thịnh cho rằng: “Những người buôn bán tại Việt Nam có lẽ nên được “trao giải sáng kiến” trong việc sử dụng phương pháp không có căn cứ khoa học để làm tăng khối lượng các loại thịt, rau.

Thực tế, PGS TS Thịnh nhìn nhận, đây là hành vi gian lận thương mại không thể chấp nhận được, làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người mua hàng. Do đó, ngoài việc phát hiện ra những nơi bán loại thịt, gà, vịt….bị bơm nước hoặc có dấu hiệu bất thường, chị em đi chợ nên truyền tai nhau đừng nên mua ở chỗ đó, để họ không bán được hàng và không dám làm như vậy, cũng là một cách để giải quyết được vấn đề ngoài việc chờ sự can thiệp của cơ quan chức năng.

theo khampha
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay34,769
  • Tháng hiện tại739,882
  • Tổng lượt truy cập90,803,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây