Học tập đạo đức HCM

Điện thoại di động bẩn gấp 10 lần… bồn cầu

Thứ ba - 04/09/2012 10:22
Có thể xem như một vật bất ly thân, tuy nhiên có một sự thật mà không phải ai cũng biết hoặc cũng dám chấp nhận đó là điện thoại di động mang số lượng vi trùng nhiều gấp 10 lần so với bồn cầu của nhà vệ sinh.

 

Có bao giờ bạn tự hỏi lần cuối cùng bạn lau chùi và làm vệ sinh điện thoại là lúc nào? Theo các nhà sinh học của trường đại học Arizona thì điện thoại di động của người dùng có thể được xem là một ổ vi khuẩn, trong đó có chứa cả những loài vi khuẩn nguy hiểm như Ebola (loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh sốt xuất huyết ở người).

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh sẽ tạo điều kiện để vi trùng bám vào điện thoại nhiều hơn
Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh sẽ tạo điều kiện để vi trùng bám vào điện thoại nhiều hơn

Theo các nhà khoa học thì trong khi bồn vệ sinh và phòng tắm được cọ rửa thường xuyên bởi vì mọi người lo ngại vi trùng sẽ ẩn chứa trong phòng tắm, thì điện thoại di động, cũng như điều khiển từ xa của TV lại ít được chú ý để làm vệ sinh sạch sẽ. 

“Tôi còn thấy những người sử dụng điện thoại di động trong toilet”, C-harles Gebra, một nhà sinh vật học của trường đại học Arizona cho biết. Đây được xem là một cách để lây truyền thêm vi khuẩn trên điện thoại di động.

Tuy nhiên, số lượng vi khuẩn trên điện thoại không phải là vấn đề. Ngay cả khi điện thoại di động được chia sẻ và sử dụng chung bởi nhiều người, sẽ khiến cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau ẩn chứa trên điện thoại, tuy nhiên điều này chưa đủ khiến cho chủ nhân của nó bị bệnh.

Vấn đề ở chỗ cách mà người dùng sử dụng chúng, khi mà phần lớn chúng ta đều phải áp điện thoại gần mặt và miệng để nói chuyện, thậm chí với thời gian dài, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn và vi trùng gây hại có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Trong khi đó, điện thoại di động là một thiết bị điện tử nên hầu hết người dùng đều cảm thấy do dự khi làm sạch chúng.

Theo C-harles Gebra, điều tương tự cũng xảy ra với điều khiển từ xa của TV, chúng đôi khi được sử dụng bởi những người bệnh, đang nằm trên ghế và điều khiển TV, sau đó lại được những người khỏe mạnh khác sử dụng. Đây là điều kiện để lây lan các căn bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo các nhà khoa học, những nguồn chứa vi khuẩn có thể truyền nhiễm khác bao gồm điện thoại công cộng, xe đẩy siêu thị hay các nút bấm trên thang máy…

Theo lời khuyên, để ngăn chặn những nguy cơ lây nhiễm bệnh từ điện thoại di động, hãy hạn chế chia sẻ chúng hoặc thường xuyên vệ sinh bằng vải mềm có tẩm chất chất diệt khuẩn, thay vì xịt trực tiếp chất diệt khuẩn vào máy.
 
T.Thủy
Theo Yahoo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại871,965
  • Tổng lượt truy cập90,935,358
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây