Học tập đạo đức HCM

Phát triển nghề nuôi hươu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh

Chủ nhật - 18/03/2012 06:02
Hương Sơn là huyện trung du, miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề chăn nuôi hươu đang được lãnh đạo địa phương và người dân nơi đây đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
 Nuôi hưu sao ở Hương Sơn. Ảnh: Nongnghiep.vn
Hiện nay, đàn hươu của huyện Hương Sơn có trên 26.500 con, tăng hơn 80% so với năm 2006. Đàn hươu được nuôi rải rác ở tất cả các xã trên địa bàn huyện, tập trung và có quy mô nhất là ở các xã: Sơn Ninh, Sơn Châu, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Quang. Có hơn 8.000 hộ nuôi hươu ở huyện Hương Sơn, trong đó hơn 450 mô hình nuôi trên 10 con. Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Duy Trinh cho biết: “Huyện xác định chăn nuôi là trọng điểm trong phát triển kinh tế, trong đó nuôi hươu là chủ lực, vì vậy huyện đang có nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát triển đàn hươu. Huyện sẽ hỗ trợ 200 triệu đồng cho mỗi cơ sở chăn nuôi mới với quy mô trên 50 con để mua giống và xây dựng chuồng trại. Với các hộ chăn nuôi nhỏ từ 10 con trở lên, huyện hỗ trợ 1 triệu đồng/ con.”
Hươu sao là loài động vật đang được bảo tồn ở Việt Nam hiện nay và Hương Sơn được coi là vùng đất thủy tổ của loài hươu ở nước ta. Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận thương hiệu cho “Hươu giống, nhung hươu Hương Sơn”. Với lợi thế sẵn có về nguồn thức ăn dồi dào, sự chăm sóc chu đáo của người chăn nuôi, chất lượng nhung hươu ở Hương Sơn rất được người tiêu dùng tin cậy về chất lượng. Hàng năm, cứ vào độ cuối tháng giêng, đầu tháng hai là mùa cắt nhung hươu ở Hương Sơn.
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn: ước tính toàn huyện năm nay có thể đạt từ 7,5 đến 8 tấn lộc nhung hươu. Trên thị trường hiện nay, mỗi kg lộc nhung hươu bán được với giá xấp xỉ 15 triệu đồng, thu nhập từ nhung hươu vì vậy mà rất cao. Đời sống người dân Hương Sơn đang từng ngày đổi thay nhờ vào thu nhập từ bán lộc nhung hươu và hươu giống. Anh Nguyễn Văn Khoa, một hộ nuôi hươu ở xã Sơn Lễ, Hương Sơn cho biết: “Nhờ có đàn hươu mà kinh tế gia đình tôi cũng như các hộ gia đình ở đây mấy năm nay rất ổn định và đang thay đổi từng ngày. Hươu đã thực sự giúp người dân Hương Sơn chúng tôi thoát khỏi cái nghèo”./.
 Theo TTXVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay64,145
  • Tháng hiện tại769,258
  • Tổng lượt truy cập90,832,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây