Nên dùng dụng cụ bằng sành sứ để sắc thuốc. |
Sự có mặt của thức ăn làm chậm sự di chuyển của thuốc từ dạ dày xuống ruột - nơi các thuốc được hấp thu mạnh nhất, chưa kể việc tạo thành các phức hợp giữa các chất có trong thức ăn với hoạt chất trong thuốc, do đó làm ảnh hưởng sự dẫn thuốc vào tạng phủ. Nếu uống thuốc lúc đói quá một số thành phần trong thuốc như các alcaloid, glycosid, tanin gây kích ứng niêm mạc dạ dày, có trường hợp gây xa xẩm mặt mày, cồn cào, khó chịu.
Thuốc tả hạ thường gây nôn, thuốc tiêu đạo kích thích tiêu hóa và phần lớn các thuốc bổ dưỡng, thuốc trị bệnh, nên uống trước khi ăn chừng 1 - 1,5 giờ hoặc trước khi đi ngủ, thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn. Thuốc trị giun sán uống vào lúc đói. Thuốc dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên uống sau bữa ăn 1 giờ.
Để tăng cường tác dụng các thuốc giải cảm hàn, thuốc giải độc cơ thể, thuốc chữa bệnh trúng phong, thuốc ôn trung, tán hàn, thuốc hoạt huyết cần uống lúc còn nóng. Thuốc lý khí, lý huyết, nhuận hạ, bổ dưỡng uống ấm. Thuốc giải nhiệt, thanh nhiệt, tiêu độc uống lúc nguội.
Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè (trừ những phương dùng lục trà làm vị) bởi sữa và nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
DSCKI. Phạm Hinh
Ngày 24/10/2012 - Theo Sức khỏe đời sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã