Học tập đạo đức HCM

Không để nông nghiệp tụt hậu

Thứ bảy - 30/09/2017 05:05
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt Việt Nam trước thách thức buộc phải triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh nếu không muốn đánh mất thị trường. Sớm nắm bắt được xu hướng này, VNPT đã nghiên cứu và cho ra mắt các giải pháp công nghệ để hỗ trợ ngành Nông nghiệp.
Không để nông nghiệp tụt hậu
Sơ đồ giải pháp Smart Agriculture của VNPT- giải pháp hiện đang được triển khai tại dự án Delco Farm rộng hơn 6 ha tại Bắc Ninh

Cơ hội bứt phá của ngành Nông nghiệp Việt Nam 

Việt Nam đang đứng trong top đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, tuy nhiên, phần lớn là xuất thô với giá trị đem lại không cao. Thêm vào đó, việc xuất khẩu nông sản cũng đang gặp nhiều thách thức bởi yêu cầu từ các thị trường nước ngoài ngày càng khắt khe hơn. 

Để giải quyết thách thức này, hiện nay ngành Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình sản xuất, dần hình thành một nền nông nghiệp công nghệ cao. Kết quả cho thấy năng suất và chất lượng nông, thủy hải sản đã gia tăng đáng kể. Ví dụ, tại Lâm Đồng, năng suất cà chua trung bình hiện nay là 45 tấn/ha, khi ứng dụng CNTT vào một số khâu như như tưới nhỏ giọt, giá thể… năng suất đã lên tới 200 tấn/ha.

Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nông nghiệp được coi là một trong số 5 lĩnh vực có nhiều cơ hội bứt phá nhất của Việt Nam. Để nắm bắt được cơ hội đó, nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành cho rằng, bắt buộc phải triển khai nông nghiệp thông minh. Nông nghiệp thông minh là bước phát triển tiếp theo của nông nghiệp công nghệ cao, trong đó CNTT sẽ không chỉ được áp dụng vào một số khâu mà là toàn bộ quá trình sản xuất, thậm chí là cả những khâu sau sản xuất như sơ chế, đóng gói, bảo quản, phân phối…

Tại Việt Nam, hiện đã có rất nhiều giải pháp ứng dụng CNTT dành cho lĩnh vực nông nghiệp, từ các giải pháp riêng lẻ cho từng khâu sản xuất tới những giải pháp tích hợp nhiều tính năng hơn như đo đạc các thông số của môi trường không khí, độ ẩm đất, lượng mưa của Mimosa TEK hay Hệ thống SmartAgri giúp quản lý sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và  bảo quản theo quy trình chuẩn của Global Cyber Soft Vietnam, Hệ thống trồng  trọt thủy canh của Hachi… 

VNPT tiên phong xây dựng một nền tảng giải pháp

Là một doanh nghiệp VT-CNTT chủ lực của đất nước, VNPT tiếp cận và cung cấp giải pháp cho ngành Nông nghiệp theo một khía cạnh khác. Không chỉ đưa ra giải pháp cụ thể, VNPT cung cấp một nền tảng kết nối mở để tất cả các doanh nghiệp phần mềm có thể xây dựng các giải pháp dành cho ngành Nông nghiệp trên đó. Nền tảng kết nối thông minh này có tên gọi là (Smart Connected Platform - SCP). 

SCP là giải pháp công nghệ về Internet vạn vật ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ điện toán biên và các công nghệ tiên tiến nhất để Kết nối, Thu thập, Quản lý, Xây dựng và Phân phối ứng dụng, thiết bị IoT, đồ vật, tài sản lên Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài nông nghiệp, nền tảng SCP có thể triển khai ứng dụng cho nhiều ngành dọc khác nhau như: Y tế, Giao thông, Smart city, Smart home, Công nghiệp, năng lượng… Hiện nền tảng SCP đã được chuẩn hóa, nâng cấp lên phiên bản 2.0 và được VNPT chia sẻ rộng rãi tại website: thingxyz.net với mong muốn nền tảng này sẽ trở thành công cụ cho các nhà phát triển ứng dụng, các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị xây dựng giải pháp.

Ngoài ra, giải pháp Nông nghiệp thông minh  (Smart Agriculture) của VNPT là một giải pháp hoàn chỉnh, với đầy đủ các tính năng phục vụ được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi. Không chỉ giúp đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn cho các trang trại trồng trọt, giải pháp còn giúp các trang trại chăn nuôi quản lý tất cả các khâu như hệ thống cho ăn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thu hoạch trứng, hệ thống thu gom phân, hệ thống sưởi ấm... 

Nhờ được tích hợp công nghệ phân tích dữ liệu lớn, giải pháp Smart Agriculture của VNPT còn cho phép các chủ trang trại thực hiện phân tích, dự báo, chủ động trong việc hoạch định, sản xuất, vận chuyển, lưu kho…, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.

Tác giả bài viết: Thúy Quỳnh

Nguồn tin: baophapluat.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay31,760
  • Tháng hiện tại976,824
  • Tổng lượt truy cập91,040,217
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây