Học tập đạo đức HCM

Sức bật cho nhà sáng chế từ hội thi Sáng tạo Kỹ thuật

Thứ tư - 27/09/2017 20:18
Là cơ quan thường trực của hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (HTSTKT), những năm qua, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thi trong nhiều năm liền. Đây thật sự trở thành sân chơi bổ ích dành cho những nhà sáng tạo Đất Sen hồng.

Chắp cánh cho những đam mê

HTSTKT lần đầu tiên được tổ chức tại Đồng Tháp vào năm 1994, đến nay hội thi đã trải qua 13 lần tổ chức thành công, năm 2017 là hội thi thứ 14 được tổ chức. Hơn 20 năm qua, HTSTKT thu hút hàng trăm giải pháp tham gia dự thi. Trong đó, có nhiều giải pháp không những đạt thành tích cao tại hội thi cấp tỉnh mà còn đạt được nhiều giải thưởng ấn tượng ở hội thi cấp Quốc gia.

Là một trong những doanh nghiệp có nhiều năm gắn bó với HTSTKT, ông Phan Tấn Bện - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí Phan Tấn (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười) là một trong những nhà sáng chế có giải pháp nhiều lần đạt giải cao tại hội thi cấp tỉnh cũng như cấp Quốc gia. Trong HTSTKT lần thứ 13 (2014 - 2015), lần đầu tiên một chiếc máy thu hoạch bắp “made in Đồng Tháp” ra đời đã giúp cho nhiều nông dân trồng bắp ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung có cơ hội tiếp cận với chiếc máy hiện đại, phù hợp với túi tiền và đặc thù sản xuất của người Việt.

Ông Phan Tấn Bện chia sẻ: Việc đạt giải tại HTSTKT có ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân tôi cũng như đội ngũ nhân viên ở công ty. Đây là niềm tự hào, là nguồn động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo không ngừng của tập thể công ty. Bước ra từ hội thi, được sự hỗ trợ thông tin tuyên truyền nhiệt tình từ các đơn vị truyền thông, sản phẩm của chúng tôi có điều kiện tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Nếu không tham gia HTSTKT, có lẽ đến bây giờ sản phẩm của chúng tôi chỉ quanh quẩn ở “ao làng”.

Tiếp nối thành công từ máy thu hoạch bắp, để chuẩn bị tham gia HTSTKT lần thứ 14, ông Bện tiếp tục cho ra đời một sáng chế mới với tên gọi máy cuộn rơm. Hiện tại, với những tính năng độc đáo của mình, sản phẩm đang được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Theo đánh giá từ Ban tổ chức, trong hội thi lần thứ 14, giải pháp máy cuộn rơm của ông Phan Tấn Bện là một trong những sáng chế độc đáo, hội tụ đủ các yếu tố như: giải pháp mới, có tính ứng dụng thực tiễn cao.

Nhờ sự quan tâm và động viên kịp thời nên trong thời gian qua, HTSTKT đã giúp cho nhiều cá nhân, người lao động có thêm tự tin để gắn bó với sáng kiến của mình. Câu chuyện từ một người “tay ngang” rồi trở thành nhà sáng chế “bất đắc dĩ” và trở thành ông chủ một cơ sở chuyên kinh doanh béc phun tưới là câu chuyện thú vị của nhà sáng chế Lại Trường Vũ ở huyện Cao Lãnh.

Anh Vũ chia sẻ: “Năm 2013, trong một dịp tình cờ các cô chú bên Liên hiệp Hội phát hiện sáng kiến làm béc phun tưới tự động ở vườn xoài nhà tôi. Được sự động viên, hướng dẫn từ Liên hiệp Hội, tôi đăng ký tham gia dự thi HTSTKT của tỉnh. Ban đầu, tôi cũng ngại vì nghĩ sáng kiến của mình cũng bình thường. Tuy nhiên sau khi đạt giải cấp tỉnh, rồi giải khuyến khích cấp Quốc gia, nhiều khách hàng đã liên hệ với tôi đặt hàng béc phun tưới vườn”.

Từ chỗ chỉ sáng chế sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình, được sự động viên kịp thời từ Ban tổ chức, anh Vũ mạnh dạn đầu tư mở Cơ sở béc phun tưới CV tại huyện Cao Lãnh. Hiện tại, với việc đầu tư và cải tiến thiết kế bài bản, sản phẩm béc phun tưới vườn của anh Vũ đã có mặt khắp cả nước. Hiện trung bình mỗi tháng, cơ sở cung cấp cho thị trường trên 30 ngàn sản phẩm, anh Vũ có lợi nhuận từ “nghề tay trái” này lên tới gần 400 triệu đồng/năm.

Nâng chất giải pháp qua từng hội thi

Với phương châm mong muốn HTSTKT không chỉ là sân chơi bổ ích cho nhà sáng chế mà thông qua từng hội thi, Ban tổ chức cũng mong muốn tìm được nhiều giải pháp, sáng kiến có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế đời sống.

Theo thông tin từ Liên hiệp Hội, HTSTKT lần thứ 14 sắp tới có 35 giải pháp tham gia dự thi. mặc dù số lượng giải pháp có giảm hơn so với hội thi lần thứ 13, song số lượng giải pháp đạt giải chiếm tỷ lệ cao hơn so với những hội thi trước. Các giải pháp năm nay đều có khả năng ứng dụng rộng rãi, tiêu biểu là: giải pháp máy cuộn rơm tự hành của ông Phan Tấn Bện; giải pháp ươm cá dày của nhóm tác giả Hồ Kiều Oanh và Lê Phan Anh Phụng; giải pháp máy sấy muối ớt của ông Huỳnh Văn Bé; giải pháp hệ thống điều khiển nhà thông minh giá rẻ của tác giả Trần Trung Kiên...


Máy cuộn rơm tự hành của ông Phan Tấn Bện

Bên cạnh đó, hội thi năm nay còn thu hút nhiều giải pháp ở lĩnh vực nông nghiệp tham gia dự thi có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà. Cụ thể, giải pháp hiệu quả của Cytokynin, auxin lên sự nhân chồi và ra rễ cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) in vitro của tác giả Phạm Thị Xuân Quyên - Trung tâm ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao; giải pháp xây dựng kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây nho (Vitis vinifera) làm cảnh tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp của nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Tâm và Lê Uyển Thanh...

Một trong những giải pháp gây nhiều ấn tượng cho Hội đồng chấm giải lần thứ 14 là sáng chế máy sấy muối ớt của ông Huỳnh Văn Bé (huyện Thanh Bình). Theo chia sẻ của ông Bé, việc sáng chế thành công chiếc máy sấy muối ớt là quá trình mày mò không ngừng của bản thân ông và các thành viên trong gia đình. Khoảng năm 2015, do nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi đó, việc sản xuất thủ công lại không thể đáp ứng sản lượng như khách hàng yêu cầu. Xuất phát từ thực tế đó, ông Bé thuê nhiều công ty cơ khí chuyên nghiệp thiết kế máy sấy. Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm nên những chiếc máy của các công ty cơ khí sáng chế lúc bấy giờ không thể đáp ứng yêu cầu của ông Bé.

Công ty cơ khí “bó tay” nhưng khách hàng thì không thông cảm về việc thiếu hàng cung cấp. Trước sự cấp thiết của thị trường, ông Bé và các thành viên trong gia đình ngồi lại bàn giải pháp. Sau thời gian dồn tâm sức bắt tay vào thiết kế, chiếc máy sấy muối ớt ra đời. Chiếc máy sấy của ông Bé hoạt động theo nguyên tắc bán tự động. Nhờ am hiểu đặc điểm sản phẩm của mình nên trong quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, hiện tại máy sấy muối ớt của ông Bé hoạt động khá hoàn hảo.


Máy sấy muối ớt của ông Huỳnh Văn Bé

Theo chia sẻ từ ông Bé, chi phí sản xuất 1 chiếc máy sấy muối ớt khoảng 40 triệu đồng, tuy nhiên hiệu quả mang lại ưu việt hơn rất nhiều so với phương pháp phơi năng thủ công trước đây. Bên cạnh chất lượng được nâng lên nhờ sản xuất khép kín thì việc chi phí sản xuất giảm khoảng 20% so với cách làm trước đây cũng là hiệu quả đáng ghi nhận.

Hiện tại, ông Bé đã đầu tư 12 chiếc máy sấy với năng suất trung bình mỗi ngày sản xuất khoảng 6 tấn muối. “Đây là sản lượng mà Cơ sở muối sấy Ngọc Yến chưa bao giờ dám mơ ước, cao gấp 3 lần so với quy mô sản xuất trước đây” - ông Bé phấn khởi.

Theo chia sẻ của ông Bùi Hữu Soi, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội - Phó Trưởng Ban tổ chức HTSTKT tỉnh Đồng Tháp, qua hội thi, các giải pháp đạt giải cao, có khả năng ứng dụng hiệu quả sẽ được Liên hiệp Hội phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài tỉnh tuyên truyền, quảng bá cho nhà sáng chế. Đồng thời phối hợp với các đơn vị sở, ngành liên quan để hỗ trợ cho các tác giả tham trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm... nhằm giúp cho các sản phẩm có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh tiêu thụ.

HTSTKT thật sự là sân chơi bổ ích, nơi gặp gỡ, giao lưu của người lao động. Tuy nhiên, theo đánh giá từ Ban tổ chức, các giải pháp tham gia dự thi vẫn còn khá khiêm tốn so với việc sáng tạo ngoài thực tế của người dân. Một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng giải pháp tham gia dự thi còn hạn chế là do doanh nghiệp, tác giả sợ bị lộ bí quyết. Bên cạnh đó, nhiều nhà sáng tạo là nông dân mặc dù giải pháp, sáng kiến rất hay nhưng lại ngại viết hồ sơ dự thi nên hiện tại các giải pháp dự thi từ nông dân còn khá hạn chế...

Ông Bùi Hữu Soi cho rằng, để HTSTKT trở thành mái nhà chung, điểm đến cho các nhà sáng tạo thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Trong đó, các thành viên trong Ban tổ chức hội thi và các Hội thành viên cần tuyên truyền sâu sát và hướng dẫn tận tình cho hội viên.

Nguồn; Báo Đồng Tháp Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,275
  • Tổng lượt truy cập90,888,668
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây